xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Alô là vé có ngay!

Thanh Hiệp

Bước vào mùa mưa, những sàn diễn kịch, cải lương thường liên tục đóng cửa hoặc phải trả vé vì doanh thu không đủ mở màn một suất diễn. Tuy nhiên, những chương trình và vở diễn được đầu tư nghiêm túc, có số lượng khán giả đến xem vẫn rất đông nhờ đội ngũ nhân viên bán vé tận tình.

Khán giả đặt vé qua các trang mạng xã hội không còn nhiều như trước do rất dễ bị đổi ghế, lại còn có trường hợp do lỗi kỹ thuật khi đăng ký qua mạng, dẫn đến đôi co, cãi vã ở phòng bán vé trong khi giờ diễn sắp đến. Chính vì thế trong mùa mưa này, đội ngũ nhân viên bán vé giao tận nhà được khán giả ưa chuộng. Nhờ vậy, doanh thu của sàn diễn ổn định, thu nhập của người làm nghề tăng, đời sống gắn liền với sàn diễn nên họ làm việc rất tận tâm.

Anh Mai Tuấn làm nghề giao vé tận nhà khán giả cho Sân khấu Kịch Sài Gòn đã hơn 10 năm qua. Nghệ sĩ của sân khấu này biết ơn những chuyến xe tốc hành của anh đưa vé đến tận tay khán giả trong suốt 364 suất diễn/năm. Bởi, sàn diễn này chỉ nghỉ 2 ngày trong năm, đó là 29 và 30 Tết, còn lại sáng đèn liên tục. “Từng con hẻm, từng ngóc ngách của các quận trung tâm TP HCM, anh Tuấn nhớ rất rõ” - nghệ sĩ Mạnh Tràng, quản lý Sân khấu Kịch Sài Gòn, cho biết.

Ngoài công việc giao vé tận nhà, họ còn làm thêm công việc hậu đài chuẩn bị cho một suất hát Ảnh: Thanh Hiệp
Ngoài công việc giao vé tận nhà, họ còn làm thêm công việc hậu đài chuẩn bị cho một suất hát Ảnh: Thanh Hiệp

Cũng làm công việc như Mai Tuấn, thế hệ đi trước có nghệ sĩ Chấn Đạt, Cẩm Tâm, trẻ hơn có Chấn Cường. Họ làm công việc này bằng niềm đam mê thật sự. Chấn Cường cho biết vào mùa mưa, nhiều khán giả ngại đến rạp mua vé nên chỉ cần điện thoại, có khi nhắn tin. “Hiện nay còn có thêm Zalo, WeChat, Viber và Inbox của trang mạng xã hội Facebook, chúng tôi nhận thông tin rất nhanh, chụp hình vé, sơ đồ gửi cho khán giả rồi chuyển vé đến mọi lúc, mọi nơi” - nghệ sĩ Chấn Cường nói.

Đình Vương, Thành Lâm, Dương Toàn, Thảo My, Kiều Trang, Thúy Điệp… được các sân khấu cải lương xã hội hóa trưng dụng trong vai trò bán vé tận nhà trong những chương trình: “Ba thế hệ về lại cội nguồn” (rạp Công Nhân), “Chương trình nghệ thuật cải lương Sài Gòn” (tầng 11 khách sạn Oscar, 68A Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM), nghệ sĩ Linh Huyền “Hồn quê” (rạp Công Nhân), “Chương trình Hải Linh show” (rạp Kim Châu), “Chương trình kịch nói và cải lương sân khấu Lê Hoàng” (Trung tâm Văn hóa quận Bình Thạnh)… Mỗi người “hùng cứ” một nơi để phục vụ khán giả theo nhu cầu.

“Để có thể bền bỉ với công việc này, ngoài sự năng động còn có lòng đam mê. Sân khấu Kịch IDECAF đã nuôi đội quân phát tờ rơi quảng cáo và giao vé đến tận nhà, tận trường học của các chương trình “Ngày xửa, ngày xưa” đã hơn 10 năm qua. Họ rất tâm huyết với nghề, xem mỗi suất diễn thành công là điều hạnh phúc vì được góp phần. Trong 15 năm qua, thương hiệu Kịch IDECAF vững mạnh là nhờ một phần vào đội ngũ bán vé này” - ông bầu Huỳnh Anh Tuấn cho biết.

Để nuôi dưỡng đội ngũ giao vé, các sàn diễn còn sắp xếp cho họ làm nhiều công việc khác như: đài trưởng, ngoại vụ, hậu đài, đồ hội, nhân viên tổ phục trang, đạo cụ... để có thêm thu nhập. “Thu nhập của chúng tôi đã ổn định hơn khi vào mùa mưa. Trung bình mỗi tháng 6-7 triệu đồng” - chị Thúy Điệp, nhân viên giao vé, cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo