xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Âm nhạc kết hợp Đông - Tây

Thùy Trang

Sự kết hợp này mở ra cho lớp ca sĩ trẻ của dòng nhạc nhẹ ý tưởng sáng tạo

img
Dương Triệu Vũ với phong cách fox step trình diễn Chiều phủ Tây Hồ Ảnh: Đào Trang
Chuyện kết hợp âm sắc Đông - Tây trong âm nhạc không phải  mới mẻ, thậm chí được ứng dụng rất xuất sắc trong thể loại nhạc hàn lâm. Đến nay, những cuộc đối thoại tưởng chừng rất khác biệt nhưng rất hòa quyện này trở thành xu hướng, trào lưu được ưa chuộng trong nhạc trẻ hiện đại.

Chất liệu lạ

“Không chỉ ở Việt Nam, tình hình âm nhạc thế giới cũng đang rơi vào tình trạng bão hòa”. Nhận định này của nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thiện không phải vô lý khi không chỉ ở thị trường nhạc Việt mà ngay thánh địa âm nhạc Âu - Mỹ là Hollywood cũng có một danh sách dài dằng dặc những trường hợp “thảm họa” âm nhạc. Thậm chí, không biết bao nhiêu ban nhạc, ca sĩ trẻ đẹp và là thần tượng của không ít khán giả trẻ cũng có tên trong danh sách “thảm họa” này. Vì vậy, “người có nghề phải tự trang bị hành trang để đi đường dài hay ít nhất là nổi bật trong thế giới đang rất hỗn tạp” như lời chia sẻ của các thành viên ban nhạc Coldplay.

Không nói suông, chính Coldplay là một trong những nhóm hát tiên phong cho trào lưu đối thoại Đông - Tây trong âm nhạc của mình. Thành công của đĩa ca khúc đơn Princess of China, kết hợp 2 giọng ca đình đám Coldplay và giọng ca gợi cảm Rihanna, đã gặt hái thành công ngoài mong đợi. Ca khúc này khuynh đảo nhiều bảng xếp hạng âm nhạc khắp Âu - Mỹ và trở thành xu hướng trong lựa chọn định hướng phong cách âm nhạc của nhiều giọng ca. Điểm đặc biệt của Princess of China chính là sự hòa quyện rất hợp lý giữa những thanh âm ồn ào, náo nhiệt của nhạc điện tử với các âm sắc, ngân nga có chút liêu trai - một đặc trưng rất khác biệt của âm nhạc phương Đông (phụ thuộc nhiều vào thanh âm của các nhạc cụ dân tộc).

Công tâm nhận định thì không phải Coldplay đầu tiên ứng dụng phương thức kết hợp Đông với Tây trong âm nhạc của mình. Bởi chính Princess of China cũng là một sản phẩm vay mượn ít nhiều chất liệu từ những tác phẩm khác rồi phát triển theo một hướng riêng. Ngay chính bìa đĩa của Coldplay cũng ghi rất rõ nội dung: “Princess of China dùng sample từ bản nhạc Takk của ban nhạc Sigur Ros. Princess of China được xem là có họ hàng với ca khúc Shake Ya Tail Feather do Nelly, P.Didy, Murphy Lee thể hiện hoặc khúc nhạc hiệu của đội bóng chày Atlanta Braves, bang Georgia (Mỹ). Ngay cả 2 khúc nhạc này cũng được cho là xuất phát từ bản nhạc Đốn củi của thổ dân Tomahawk (Tomahawk Top Song). Dẫu vậy, thành công nhất trong xu hướng này  phải kể đến Princess of China bởi sự cộng hưởng của nhiều yếu tố, từ ca khúc lạ đến sự nổi tiếng của người thể hiện.

Công chúng hứng thú

Thị trường âm nhạc Âu - Mỹ là nơi đi đầu xu hướng kết hợp Đông - Tây nên tác động đến không ít thị trường ca nhạc ở châu Á, trong đó có Việt Nam. Khác với nhiều lĩnh vực khác, sự ăn theo trong âm nhạc phần nào được “du di” nếu những học hỏi đó nằm trong khuôn khổ cho phép.

Nền công nghiệp giải trí nói chung và thị trường âm nhạc nói riêng của châu Á vẫn còn non trẻ so với Âu - Mỹ, ngay cả khi có một kho tàng âm nhạc dân tộc đậm chất phương Đông. Đến khi thị trường âm nhạc Âu - Mỹ sử dụng phương thức kết hợp Đông - Tây đầy ấn tượng trong các sản phẩm âm nhạc của mình, thị trường âm nhạc châu Á như cá gặp nước. Thực tế đã chứng minh sự kết hợp này luôn tạo nên những hứng thú đặc biệt cho công chúng.

Minh chứng rõ nét là chương trình Âm sắc Việt, nhạc sĩ Đặng Tuệ Nguyên cùng nghệ sĩ piano Phó An My đưa người nghe bước vào không gian của một bức tranh lớn với những mảng màu khác nhau, lúc đối lập, khi giao hòa qua liên khúc Bốn bức tranh quê. Sau thành công ấn tượng trên con đường sáng tạo âm nhạc được gọi là đối thoại piano và nhạc cổ Việt Nam của nhạc hàn lâm (đối thoại giữa piano với ngôn ngữ hát văn, chèo, đờn ca tài tử Nam bộ và hò vè Huế), sự kết hợp này rõ ràng mở ra cho lớp ca sĩ trẻ của dòng nhạc nhẹ ý tưởng sáng tạo mới.

Ca sĩ Dương Triệu Vũ khá mạo hiểm khi chọn Chiều phủ Tây Hồ (phối theo thể loại fox step - một dạng âm nhạc ả đào trên nền nhạc điện tử rộn ràng) cho cách làm mới hình ảnh của mình, dù đây đang là xu hướng được ưa thích trên thế giới. May mắn, sự mới lạ này đã tạo nên hiệu ứng đáng kể, góp phần ghi điểm không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh mới của Dương Triệu Vũ gần đây.

Thực tế, cách làm của Dương Triệu Vũ không mới bởi trước đó, Trần Thu Hà gần như là người tiên phong ở Việt Nam cho xu hướng này. Thậm chí, khi Coldplay phát hành Princess of China, dư luận đã nổ ra một cuộc tranh cãi liệu Coldplay có đạo nhạc của Hà Trần hay không khi ca khúc này rất giống với Ra ngõ tụng kinh (sáng tác của Trần Tiến) phát hành trước đó vài năm?

“Khi nghệ thuật truyền thống chưa được giới trẻ quan tâm nhiều, chúng ta cần tạo ra một hình thức mới để đưa âm nhạc cổ truyền đến gần với giới trẻ hơn” - giới chuyên môn nhận định. Thế nhưng, thể hiện tốt những ca khúc theo phong cách này không phải dễ. Đó là lý do dù biết rất rõ hiệu ứng mang lại sẽ rất lớn nhưng đến nay. ít người dám thử sức. Dẫu vậy, để có thể tồn tại trên thị trường âm nhạc đầy khắc nghiệt hiện nay,  ca sĩ cũng cần dấn thân” - Dương Triệu Vũ nhìn nhận.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo