xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cám cảnh ảo thuật Việt

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Không có trường lớp đào tạo chính quy và sự thiếu đầu tư đã đẩy ảo thuật Việt Nam ngày càng xuống cấp, lạc hậu

Liên hoan Ảo thuật TP HCM được tổ chức lần đầu tiên vào tối 29 và 30-10, quy tụ hơn 100 nghệ sĩ từ khắp nơi trên cả nước là cuộc điểm quân của những người đang theo đuổi bộ môn nghệ thuật này. Nói như một số người trong nghề là họ đã mong chờ sự kiện này từ lâu bởi vẫn mang

. Để gắn bó với nghề, họ phải tự thân vận động và nuốt nỗi buồn qua từng đêm diễn.

Nghèo từ cuộc sống đến nghề nghiệp

Nghệ sĩ ảo thuật Trần Bình nhiều năm qua sống cùng căn bệnh ung thư vòm họng, sức khỏe ngày một kém nhưng vì mưu sinh, ông vẫn gắn bó với sàn diễn. Ông nhìn nhận mình “nghèo từ cuộc sống đến nghề nghiệp” bởi tiền còn không đủ ăn cơm mỗi ngày thì lấy đâu đầu tư cho tiết mục mới? Vì thế, cứ quanh quẩn với những trò lẻ có từ vài chục năm trước, như diễn với chim bồ câu, phun kim tuyến cây có nhiều nụ nở hoa, đốt giấy báo biến thành tiền… Cứ thế mà nhận sô đám cưới, đám ma, tiệc sinh nhật, đầy tháng, thôi nôi… để sống qua ngày.


Nghệ sĩ ảo thuật Trần Bình dù bị bệnh ung thư vẫn đi diễn mỗi đêm tại các nhà hàng để mưu sinh

Nghệ sĩ ảo thuật Trần Bình dù bị bệnh ung thư vẫn đi diễn mỗi đêm tại các nhà hàng để mưu sinh

Một thế hệ nghệ sĩ ảo thuật lâu nay vẫn bám nghề trong gian khó, miệt mài với những sô diễn nhỏ, đổi lấy khoản thù lao nhỏ nhoi chỉ mong đủ sống qua ngày, như: Quý Linh, Tuấn Minh, Khải Yến, Lưu Khánh, Hùng Hưng, Tùng Khánh, Phong Luân, Kra Kắc…. Họ gắn với từng khu phố, các phòng văn hóa địa phương để diễn và dạy nghề cho những thanh niên mê ảo thuật.

“Những lúc khó khăn quá thì ra một góc phố, nơi có nhiều quán nhậu, làm những trò lẻ để phục vụ mấy đứa trẻ đi theo bố mẹ dự tiệc, để bán bong bóng, bán đồ chơi tự chế hình con cào cào, con ong, gốm sành có hình con thú… kiếm sống qua ngày” - nghệ sĩ ảo thuật Kra Kắc cho biết.

Trong số họ, rất nhiều nghệ sĩ từng được cấp thẻ hội viên Hội Ảo thuật gia quốc tế IBM (The Intenational Brotherhood Magicians) đang hoạt động tại TP HCM và các tỉnh, thành trong cả nước. Thế nhưng, vì cuộc sống, họ chấp nhận làm những trò lẻ đã quá cũ để mưu sinh. Cái nghèo khiến họ mặc cảm, tự ti, không tìm được chỗ đứng trong sự bùng nổ dữ dội của nhiều bộ môn giải trí khác.

Đời sống khó khăn như thế nhưng các nghệ sĩ ảo thuật vẫn bám nghề. Khi không có tiền để mua thuốc đặc trị bệnh, nghệ sĩ Trần Bình vẫn vui vẻ đi diễn cho đỡ nhớ nghề.

Lao động vất vả cả đời nhưng nghệ sĩ Trần Định vẫn muốn truyền nghề cho con trai: Trần Dũng. Hai cha con vẫn biểu diễn hằng đêm ở nhiều tụ điểm, quán bar, chương trình hội nghị khách hàng.

“Trên hết vẫn là niềm đam mê. Ảo thuật tại Sài Gòn từ thập niên 1970 đã có nhiều tên tuổi lừng lẫy, tạo được dấu ấn đối với công chúng trong và ngoài nước, như: Nguyễn Thành Long, Nguyễn Khuyến, Tony Quang, NSƯT Nguyễn Đức Trường (tức Z27), Nguyễn Kim, Thanh Trúc, Ngọc Phước, Hoàng Biếu, Lê Hảo Tâm (anh của nghệ sĩ hài Mạc Can)… Tôi muốn sau các thế hệ tiền bối, lớp trẻ phải tiếp nối dù cho cuộc sống có nghèo khó đến mấy” - nghệ sĩ Trần Định bộc bạch.

Cần một nơi để sáng tạo

“Ai cũng biết làm nghề là phải đầu tư nhiều tiết mục hoành tráng, để nâng đẳng cấp nhưng rồi nghĩ đến việc ai lo cho cuộc sống gia đình mình mỗi ngày nếu đổ hết vốn, vay ngân hàng đầu tư cho có tiết mục hấp dẫn. Điểm diễn không có, sự quảng bá để công chúng trẻ biết về sự “thay da đổi thịt” của ảo thuật Việt Nam hiện nay cũng không có, thử hỏi làm sao chúng tôi dám liều lĩnh?” - nghệ sĩ ảo thuật Kra Kắc băn khoăn.

Theo nghệ sĩ ảo thuật Thanh Sang, trong thời đại công nghệ, phương tiện internet dễ dàng giúp đội ngũ ảo thuật trẻ tiếp cận nhanh với nhiều trò diễn quy mô, được đầu tư đẳng cấp quốc tế, từ đó mày mò, tìm tòi, học hỏi, sáng tạo tiết mục trình diễn cho mình. Tuy nhiên, công nghệ biểu diễn hiện nay đòi hỏi phải đầu tư lớn mới hợp thị hiếu giới trẻ. Bởi lẽ, họ đã xem nhiều trên các trang mạng, việc diễn ảo thuật mà không gây được sự bất ngờ, vỡ òa cảm xúc của khán giả thì sẽ không đạt hiệu quả.

“Chúng tôi cần sân khấu đúng nghĩa để giới thiệu những sáng tạo của ảo thuật Việt, không thể cứ sống tạm trong các chương trình đại nhạc hội, nhà hàng, quán bar, thậm chí diễn ở quán nhậu. Những ai yêu nghề ảo thuật đều không khỏi chạnh lòng” - nhà ảo thuật trẻ Tuấn Minh bày tỏ.

“Không có điểm diễn lớn, cố định như nhà hát thì làm sao có thể đầu tư chương trình ảo thuật đỉnh cao, hoành tráng? Bài toán nan giải này đã giết đi động lực sáng tạo của nhiều thế hệ nghệ sĩ ảo thuật Việt Nam hàng chục năm qua” - diễn viên ảo thuật Thanh Sang lý giải.

Ảo thuật gia Nguyễn Khuyến cho rằng điều mà ông, thế hệ đi trước mong đợi chính là cần một chiến lược đầu tư bài bản của Liên đoàn Xiếc Việt Nam để đưa ngành ảo thuật đến với đỉnh cao mới.

Không ai quan tâm

Theo thống kê của Chi hội Xiếc - Ảo thuật Hội Sân khấu TP HCM, hiện nay, có 125 nghệ sĩ ảo thuật hoạt động biểu diễn tại TP và các tỉnh. Nghệ sĩ Trần Định cho biết: “Để quy tụ đầy đủ nghệ sĩ ảo thuật là hội viên thì rất khó. Các nhóm đã tản mác đi diễn khắp nơi, một số đã bỏ nghề vì cuộc sống khó khăn”.

Vẫn giữ ý kiến bức xúc như ngày nào, nhà ảo thuật Hoàng Lang trăn trở: “Buồn quá. Lâu nay, các ngành nghề khác đều có một tổ chức hoạt động độc lập, còn ảo thuật của chúng tôi vẫn thuộc Hội Sân khấu TP HCM nhưng lâu rồi, Chi hội Xiếc - Ảo thuật chưa có cuộc họp nào để lên kế hoạch cho việc truyền nghề, đào tạo đội ngũ, lên phương án đầu tư, đưa ảo thuật thoát khỏi ao làng quá cũ kỹ, lạc hậu”.

NSND Trần Ngọc Giàu, Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM, kêu gọi Chi hội Xiếc - Ảo thuật cần có sự phối hợp để tổ chức những buổi tập huấn cho các hội viên ảo thuật trẻ. Các nghệ sĩ ảo thuật nổi tiếng như: Z27, Nguyễn Khuyến, Trần Bình, Trần Định, Hoàng Lang… cần chung sức để truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ trẻ, đồng thời tạo điều kiện cho chi hội phát triển thêm hội viên mới trong thời gian tới. Từ đó mới có cơ sở đề đạt những kế hoạch dàn dựng những tiết mục mới, có mức đầu tư cụ thể để đưa ảo thuật Việt đạt thành quả mới.

Nghệ sĩ Trần Thắng, con trai nghệ sĩ Trần Bình, cho biết trong giới ảo thuật gia Việt Nam, hơn 40 năm qua, chỉ mỗi nhà ảo thuật Z27 (Nguyễn Đức Trường) được tặng danh hiệu NSƯT. “Ngành ảo thuật đã không có sự quan tâm khi 40 năm qua mới có một liên hoan nhưng do TP HCM tổ chức, không phải là Cục Nghệ thuật Biểu diễn thì lấy đâu ra HCV để làm hồ sơ xét tặng danh hiệu?” - nghệ sĩ Trần Thắng đặt vấn đề.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo