xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cây sáo thần của Mozart ở Việt Nam

THẢO CHI

Lần đầu tiên vở nhạc kịch lớn này của Mozart được dàn dựng tại Việt Nam và được xem là một trong những sự kiện âm nhạc lớn nhất diễn ra tại nước ta trong năm 2006

Trong 5 đêm liên tục, từ 16 đến 20-9, vở nhạc kịch Cây sáo thần nổi tiếng của nhạc sĩ thiên tài Mozart, do Nhạc viện Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Áo tại Việt Nam dàn dựng, sẽ chính thức ra mắt khán giả Việt Nam tại Nhà hát Lớn Hà Nội, nhân kỷ niệm 250 năm ngày sinh của ông, đồng thời kỷ niệm 50 năm thành lập Nhạc viện Hà Nội.

Một kiệt tác nhạc kịch

Cây sáo thần là vở opera cuối cùng của Mozart, được viết năm 1891, trước khi ông qua đời, và cũng là vở nhạc kịch được đánh giá là hay nhất của nhạc sĩ thiên tài này. Đây là một câu chuyện có tính thần thoại, vui nhộn, chứa đựng những bài học triết lý nhẹ nhàng, khá gần gũi với cách cảm, cách nghĩ của người Việt. Đặc biệt, âm nhạc của Cây sáo thần mang đậm tính dân gian, mang rõ hình thức opera hài Đức. Sự phong phú bất tận của những hình thức âm nhạc, từ ca khúc giản đơn đến những cấu tạo phức điệu. Mỗi một đoạn nhạc trong vở opera này đều trở thành những bản nhạc rất hay và được các nghệ sĩ đơn ca biểu diễn thường xuyên trong các chương trình hòa nhạc. Chính vì vậy, Cây sáo thần đã được tất cả các nhà hát nhạc kịch lớn trên thế giới như La Scala (Ý), Bolsoi Theatre (Moscow)... dàn dựng và biểu diễn. Tại Việt Nam lần này, vở được dựng với sự giúp đỡ, đài thọ của Bộ Văn hóa - Giáo dục Áo và sự đầu tư của Bộ VHTT Việt Nam.

Diễn viên phải hát tiếng Đức

Nhạc viện Hà Nội đã huy động những giảng viên, học sinh xuất sắc nhất của mình cùng với một số cộng tác viên tham gia dựng vở Cây sáo thần. Từ cuối năm 2005, dưới sự hướng dẫn của chỉ huy Wolfgang Groehs, đạo diễn Manfred Waba và chỉ đạo nghệ thuật NSND Trung Kiên, gần 150 diễn viên đã miệt mài tập luyện để vở opera được sớm ra mắt công chúng. Một điều oái oăm: Cây sáo thần được viết bằng tiếng Đức, và nguyên tắc của opera là dựng tác phẩm của nước nào thì phải hát bằng tiếng nước đó, trong khi hầu hết diễn viên tham gia vở này không biết tiếng Đức. “Chúng tôi phải mời những chuyên gia giỏi ngoại ngữ về dạy cho các em, dịch lời thoại ra tiếng Việt, giải thích từng câu từng chữ” - NSND Trung Kiên cho biết. Vì thế, tuy không biết tiếng Đức, nhưng khi hát đến câu nào, diễn viên đều phải hình dung ngay ra trong đầu mình đang hát điều gì, có như thế mới chuyển tải được tư tưởng, tình cảm trong từng câu chữ, từng quãng nhịp. Nghệ thuật opera yêu cầu giọng hát vang, khỏe, để hát được một câu, có khi diễn viên phải luyện suốt cả tháng trời. Vì vậy, việc tham gia vở nhạc kịch là một thử thách có phần... quá sức đối với ê-kíp thực hiện, kể cả với những giọng opera có tiếng như Bích Thủy, Đăng Dương, Quốc Hưng, Phương Nga...

Nỗi lo sau công diễn

Đợt công diễn sắp tới của vở opera Cây sáo thần tại Nhà hát Lớn Hà Nội được coi là một trong những sự kiện âm nhạc lớn nhất của nước ta trong năm nay. Tuy nhiên, tất cả chỉ diễn ra trong 5 đêm, nghĩa là chỉ khoảng 2.500 khán giả được thưởng thức vở nhạc kịch này, còn sau đó, xem chừng cũng khó thoát khỏi số phận “công diễn xong, xếp vào... kho” như bao vở nhạc kịch khác. “Thầy trò chúng tôi đều mong Cây sáo thần sẽ tiếp tục đến với khán giả, nhưng bằng cách nào thì... chúng tôi đang tính” - NSND Trung Kiên nói. Chi phí dàn dựng, biểu diễn một tác phẩm opera rất tốn kém, phải có sự đầu tư của Nhà nước. Quả là đáng buồn nếu phải “xếp kho” một tác phẩm đầy công sức, tâm huyết như vậy.

Đánh thức tiềm năng thanh nhạc cổ điển

Theo NSND Trung Kiên, âm nhạc Việt Nam hiện nay đang mất cân bằng nghiêm trọng bởi sự “lên ngôi” của nhạc nhẹ. “Đành rằng nhạc nhẹ đáp ứng được nhu cầu của số đông công chúng, nhưng nếu một nền âm nhạc chỉ phát triển nhạc nhẹ, thiếu hụt âm nhạc bác học thì đó chỉ là một nền âm nhạc què quặt” - NSND Trung Kiên nói. Việc tham gia Cây sáo thần là một cơ hội để các sinh viên, giảng viên của Nhạc viện cũng như các ca sĩ chuyên nghiệp có cơ hội tiếp xúc, tập dượt với nghệ thuật kinh điển, có cơ hội đánh thức tiềm năng thanh nhạc cổ điển của mình. Và đây là điều khiến những người quan tâm đến âm nhạc bác học đặt niềm hy vọng: Đội ngũ diễn viên opera của các nhà hát sẽ được bổ sung, thoát khỏi tình trạng... có đội bóng mà không có cầu thủ như hiện nay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo