Thời gian qua, thanh niên các dân tộc Gia Rai, Ba Na ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum thường chỉnh âm các dàn chiêng từ thang 5 âm thành thang 7 âm để có đủ các nốt nhạc, đánh được các bài nhạc mới. Hiện tượng này diễn ra khá phổ biến ở nhiều buôn làng và họ gọi là chiêng “cải tiến” hay chiêng “thanh niên”. Khi đánh, đồng bào treo bộ chiêng lên thành một hàng dài cho một người sử dụng, chứ không cần cả một đội nghệ nhân như cách đánh truyền thống. Họ đánh cả các bài bản cổ và nhiều nhất là các bài nhạc mới, kể cả nhạc phương Tây. Hiện tượng này khiến trong giới nghiên cứu đã có nhiều ý kiến khác nhau.
Cồng – chiêng cũng cần hội nhập
Một số người cho rằng: “Cải tiến cồng- chiêng là làm mất đi bản sắc văn hóa của cồng- chiêng, hòa âm kém và không điều khiển được tiếng chiêng khi vang, khi ngắt”...
Nhưng những ý kiến khác (trong đó có chúng tôi) thì ngược lại: Giai đoạn lịch sử nào cũng có các sản phẩm âm nhạc của nó. Cồng- chiêng Tây Nguyên trong thời kỳ giao lưu văn hóa toàn cầu không thể khư khư giữ mãi cách đánh cũ và chỉ thể hiện được các bài dân ca cổ của dân tộc.
Trong giao lưu âm nhạc với các dân tộc trên thế giới, nếu dùng cồng- chiêng Tây Nguyên của Việt Nam thể hiện được các bản nhạc đa âm của họ thì chắc chắn sẽ làm họ thích thú và quý mến chúng ta hơn là ta cứ nói: “Cồng- chiêng của chúng tôi chỉ đánh được các bản nhạc của dân tộc tôi mà thôi!”. Vì vậy, ngoài việc bảo tồn các bộ chiêng cổ, các bài bản cổ, cần đưa Cồng- chiêng hội nhập với trào lưu âm nhạc chung của nhân loại.
Nghệ nhân Gia Rai đang chỉnh âm cồng - chiêng. Ảnh: ĐÀO HUY QUYỀN
Ta đã biết, âm nhạc Việt
Không nên ngăn cản các địa phương cải tiến cồng- chiêng mà cần tôn trọng quy luật phát triển tự nhiên của nó. Việc đồng bào đánh bài gì; cả một tập thể đánh hay một người, hai người đánh; bộ chiêng có cấu trúc thang âm ra sao... còn phụ thuộc vào quá trình phát triển, giao lưu kinh tế, văn hóa của từng giai đoạn lịch sử, chứ hoàn toàn không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của các nhà quản lý văn hóa. |
Do đó, việc cải tiến cồng- chiêng hiện nay vẫn không ngừng diễn ra ở các buôn làng Tây Nguyên. Theo chúng tôi, đó là sự chuyển tiếp của quá trình phát triển văn hóa. Rất có thể nó cũng đang ở thời kỳ manh nha, chuyển dần từ một nền âm nhạc cồng- chiêng dân gian sang nền âm nhạc cồng- chiêng hiện đại trong tương lai?
Nếu nhìn chiêng “cải tiến” dưới góc nhìn “động” thì rõ ràng nó đáp ứng được nhu cầu sáng tạo tại chỗ và thưởng thức âm nhạc ngày càng cao của thanh niên ở các buôn làng.
Ưu điểm vượt trội
Thanh niên các dân tộc Tây Nguyên ngày nay không thích chơi những bài chiêng cổ vì nó đơn điệu. Bài chiêng chỉ có một câu nhạc cứ đánh đi, đánh lại suốt cả ngày, gây nhàm chán. Còn chiêng “cải tiến” muốn đánh bài nào cũng được.
Mặc dù chiêng “cải tiến” có những hạn chế nhất định: bè trầm bị kém, hòa âm không dày, âm sắc của tiếng chiêng thường ngân dài, để lại bội âm quá mức, không điều khiển tiếng chiêng khi ngắt, khi vang theo sắc thái của bài nhạc.
Nhưng phải thừa nhận rằng các bộ chiêng “cải tiến” đã đạt được những thành quả đáng kể trên nhiều phương diện: Đáp ứng được nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa tại chỗ của thanh, thiếu niên trong xã hội mới ở các buôn làng Tây Nguyên; đánh được nhiều bài nhạc mới, kể cả nhạc phương Tây, nhưng vẫn đánh được tất cả các bài chiêng cổ và dân ca cổ của dân tộc; chỉ cần một, hai người sử dụng, không cần huy động cả một đội nghệ nhân mà bài chiêng vẫn đạt hiệu quả cao; phù hợp với nghi thức lễ hội của thời đại mới ở địa phương nhưng vẫn phục vụ được các nghi lễ truyền thống của dân tộc.
Đặc biệt, giai điệu chiêng “cải tiến” hay hơn, tiết tấu phong phú hơn, khắc phục cách đánh cũ là chỉ có một câu nhạc đánh quay đi, quay lại nhiều lần. Rất thuận lợi khi trình tấu riêng lẻ (độc tấu) và hòa tấu với các nhạc khí khác.
So sánh giữa chiêng cổ với chiêng “cải tiến”, chúng ta thấy chiêng “cải tiến” có nhiều ưu điểm vượt trội. Thiết nghĩ, những cái “được” của các bộ chiêng “cải tiến” sẽ lớn hơn rất nhiều những cái “mất” vừa nêu trên.
Nếu chúng ta vừa bảo tồn được các bộ chiêng cổ, các bài bản cổ, vừa phát triển các bộ chiêng “cải tiến”, chắc chắn cồng- chiêng Tây Nguyên vẫn giữ được bản sắc riêng. Đồng thời nó dễ hội nhập với nền âm nhạc của các dân tộc khác trên thế giới và vẫn xứng đáng là “Kiệt tác di sản phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại”.
Luôn chịu sự tác động từ bên ngoài Cồng- chiêng không phải là thứ văn hóa “tĩnh” chỉ nằm yên một chỗ từ xưa đến nay. Khởi thủy có lẽ người Tây Nguyên chỉ sử dụng 1 chiếc chiêng (chiêng Buàr của người Xơ Đăng), dần dần họ dùng 2 chiếc (chiêng Tha của người Brâu), rồi 3 chiếc (chiêng T’rum, chiêng Vang của người Gia Rai, chiêng So của người Ba Na...) Sau này, các dân tộc đều có cách làm với nhiều bộ chiêng từ 4, 5, 6, 8, 9 đến 18 chiếc, với nhiều tên gọi khác nhau. |
Bình luận (0)