xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Công chúng phẫn nộ Cục Nghệ thuật biểu diễn

T.Trang (Tổng hợp)

(NLĐO) - Hàng trăm ý kiến của bạn đọc gửi đến Báo Người Lao Động qua loạt bài Cục Nghệ thuật biểu diễn làm trò đăng trên các số báo ra ngày 18,19,22,23-5. Hầu hết là những lời chỉ trích những việc làm của Cục NTBD, thậm chí đòi cất chức người đứng đầu.

Cục NTBD chỉ cần liệt kê danh sách những bài hát cấm biểu diễn là đủ, đừng nên "bôi mỡ cho kiến nó đốt"- bạn đọc Nguyễn Trung nêu ý kiến. Đây cũng là vấn đề mấu chốt được chỉ ra trong loạt bài  Cục Nghệ thuật biểu diễn lại "làm trò" trên Báo Người Lao Động. Hầu hết các ý kiến của bạn đọc cho rằng Cục Nghệ thuật biểu diễn máy móc đến cố chấp trong việc cấp phép lưu hành cho một loạt ca khúc đã rất nổi tiếng và đang phổ biến rộng rãi một cách hợp pháp từ hằng bao lâu nay. Gây "sốc" nhất là trong danh sách bài hát trước năm 1975 được phổ biến do Cục NTBD công bố có cả bài "Tiến Quân ca" (Quốc ca).

Việc cần làm không làm 

Ngày 17-5-2017, Cục Nghệ thuật biểu diễn đưa vào danh sách ca khúc được phổ biến khoảng 300 bài hát truyền thống cách mạng vốn đã được phổ biến nhiều năm nay, trong đó có cả những bài hát ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh.

Nhiều bạn đọc bức xúc vì "việc cần làm thì không làm, lại làm những việc không cần làm"- một bạn đọc đã viết như vậy trong mục bình luận dưới bài Cục nghệ thuật Biểu diễn "làm trò": Đếm sao trên trời

Công chúng phẫn nộ Cục Nghệ thuật biểu diễn - Ảnh 1.

Hồ Văn Cường trình diễn ca khúc "Còn thương rau đắng mọc sau hè" trong chương trình truyền hình thực tế "Thần tượng âm nhạc nhí". Ca khúc này mới được Cục cấp phép cách đây không lâu dù phổ biến bấy lâu nay

Việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn thực sự khiến công chúng hoang mang. Bạn đọc Hàn Phong đặt vấn đề khi đọc thấy cả bài Quốc ca cũng có tên trong danh sách bài hát đã được phép phổ biến của Cục NTBD: " Như vậy, cục này thẩm quyền còn to hơn cả Quốc hội chăng? Nhận thức của cán bộ quản lý mà "sè sè ngọn cỏ" thế này sao? Nếu thừa nhận việc làm của Cục này thì hóa ra lâu nay Quốc hội lại "vi phạm" à?".

Thực tế, " Cục chẳng cấp phép thì Tiến Quân ca cũng đã được nhân dân "cấp phép" và để trong lòng rồi!"- bạn đọc Nghiêm Bắc viết. Đây chính là vấn đề khiến cho công chúng thực sự phẫn nộ trước những việc làm của Cục nghệ thuật biểu diễn thời gian gần đây. Bạn đọc tên Thuỷ bình luận: "Cục biểu diễn đang làm thay cái máy, máy đó chạy một quy trình ngược, thay vì tìm những bài không phù hợp để cấm lại tìm bài phù hợp để cấp. Thật là những cái đầu tối".

Công chúng phẫn nộ Cục Nghệ thuật biểu diễn - Ảnh 2.

Bài "Tiến Quân ca" (Quốc ca) cũng có tên trong danh sách bài hát đã được phép phổ biến của Cục NTBD

Thật ra, việc công chúng đồng loạt phẫn nộ kiểu:" Một việc làm máy móc, thiếu/không suy nghĩ khiến những người bình thường không thể chấp nhận. Than ôi công chức văn hóa ở Việt Nam", như bạn đọc Vũ Phương Lô viết, là điều dễ hiểu dù có chút thái quá. Bởi lẽ, công chúng ngỡ ngàng khi hàng loạt những ca khúc đã quen thuộc với công chúng, xuất hiện trong vô số các chương trình biểu diễn, sản phẩm âm nhạc trong nước, được phát sóng ở khắp các chương trình truyền hình gián tiếp, trực tiếp nhưng đến bây giờ mới được Cục NTBD cấp phép lưu hành. Điều này chẳng khác nào những gì diễn ra trong mấy mươi năm qua là lậu, phạm pháp. Gây sốc hết chuyện này đến chuyện khác, Cục Nghệ thuật biểu diễn đang một phen khiến công chúng hoang mang, bất bình và lo lắng bởi những việc làm kỳ cục của họ.

Trách nhiệm thuộc về Cục trưởng

Phẫn nộ với việc làm của Cục Nghệ thuật biểu diễn bao nhiêu thì bạn đọc lại thất vọng với ông Cục Trưởng Nguyễn Đăng Chương bấy nhiêu. Bạn đọc Doan Jame viết: "Tôi còn nhớ Cục trưởng Nguyễn Đăng Chương được Giải thưởng Nhà nước hôm 20-5 vừa rồi. Các bác cứ tha hồ mà chém gió nhá, khả năng còn được giải thưởng với xét tặng các loại nhiều nữa đấy. 67 tác giả được Giải thưởng Nhà nước đợt đầu có: nhà viết kịch Nguyễn Đăng Chương (Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn…. Sao lại có thể như thế được?". 

Công chúng thực sự không hiểu, vì sao ông Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể ký ban hành những văn bản gây bức xúc dư luận như vậy mà không cần xem xét kỹ? Hay ông cũng như đội ngũ cán bộ tham mưu của ông, đều bất tài, không nắm chuyên môn. Đội ngũ cố vấn, tham mưu của Cục trưởng có thể sai, nhưng ông Cục trưởng phải hơn họ, không được phép sai lầm. Vậy nên "Cục NTBD sai cũng có nghĩa mọi trách nhiệm từ những sai sót này đều thuộc về ông Cục trưởng"- bạn đọc báo Người Lao Động bình luận. Thậm chí nhiều bạn đọc đòi cất chức ông Cục trưởng Cục NTBD, họ không muốn tiền đóng thuế của mình được dùng trả lương cho những cán bộ làm việc không hiệu quả như vậy.

Bạn đọc đang cần Cục NTBD có lời giải thích thấu đáo về việc này; Bộ Văn hóa- Thể thao và Du lịch cần có biện pháp chấn chỉnh Cục NTBD để tình trạng trên không tái diễn.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo