xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiếm hoi văn chương kỳ ảo

Bài và ảnh: Tiểu Quyên

Lâu lắm rồi văn chương trẻ mới có được những tác phẩm viết theo thể loại kỳ ảo ra mắt và được đánh giá cao

Là một trong năm tác phẩm dự thi đầu tiên của Cuộc vận động văn học tuổi 20 (NXB Trẻ và Hội Nhà văn TP HCM tổ chức), UREM – Người đang mơ nổi lên bằng sự “đồ sộ” về cả số lượng trang sách lẫn tư duy khác biệt của cây bút trẻ 22 tuổi Phạm Bá Diệp.

“Hiện thực kỳ ảo”

Văn học tuổi 20 những năm gần đây không được kỳ vọng nhiều, ngay cả tác phẩm đoạt giải cũng không đủ sức tạo tiếng vang và các tác giả cũng gần như mất hút. Nhưng sự xuất hiện của một cuốn sách văn học kỳ ảo được đánh giá cao như một luồng gió mới cho văn chương trẻ.
img

Trang bìa một số tác phẩm văn học kỳ ảo

Nhà văn Nguyễn Đông Thức nói: “Ở độ tuổi còn quá trẻ như Phạm Bá Diệp, có được một cuốn sách hơn 500 trang, một câu chuyện kỳ ảo thu hút là một điều rất đáng lấy làm tự hào”. UREM - Người đang mơ khác biệt bằng tư duy sáng tạo không giới hạn của Phạm Bá Diệp, thoát ra khỏi những mảng màu của đời sống thường rất hay gặp trong những trang viết của người viết trẻ. Hiện thực được chuyển hóa thành thế giới kỳ ảo, trăn trở và những hành trình của người trẻ được “phù phép” thành một cuộc trường chinh đầy sức hút.

Một căn bệnh lạ mang tên UREM trở thành đại dịch, xâm nhập ai thì người đó sẽ không tỉnh lại. Nhưng đó không phải là cái chết, những cánh cửa mở ra sẽ dẫn những “người đang mơ” bước vào thế giới kỳ lạ khác của một cuộc chiến tranh. Nhân vật chính Kiên từ chính tai nạn hôn mê sâu suốt 5 năm trở thành người gánh sứ mệnh cứu lấy nhân loại trước khi đại dịch UREM cướp đi sinh mạng loài người. Và Kiên trở thành người anh hùng trong cuộc đấu tranh bảo vệ Viễn Quốc ở thế giới kỳ ảo… Phạm Bá Diệp nói anh tưởng tượng ra câu chuyện này trong những ngày chăm sóc người bạn bị tai nạn hôn mê sâu ở bệnh viện.
 
Vẽ ra một thế giới giấc mơ, cây bút trẻ này như một “kiến trúc sư” tài ba thiết kế nên câu chuyện đầy những tình tiết đan cài giữa hư và thực, giữa thiện và ác, giữa sống và chết. Phạm Bá Diệp đã lý giải mọi thứ theo một trật tự logic và xâu chuỗi hai thế giới bằng những hình ảnh, giá trị tinh tế đáng suy ngẫm. UREM - người đang mơ gần như chứa đựng cả một giấc mơ và khát vọng chinh phục những điều lớn lao của chính người viết. Đây cũng được xem là tác phẩm hội đủ những yếu tố để dựng thành phim.

Không tạo ra thế giới kỳ ảo với phép thuật, người ngoài hành tinh hay chiến binh, kỵ sĩ nhưng Hạt hòa bình (Minh Moon, nằm trong loạt sách vừa ra mắt của NXB Trẻ) cũng là tác phẩm đủ sức hút bằng thủ pháp kỳ ảo. Chọn sự gắn kết giữa quá khứ-hiện tại, chiến tranh-hòa bình khắc họa hành trình trưởng thành của người trẻ, Minh Moon đã mang những mất mát của thế hệ hôm nay ngược thời gian trở về chiến trường K. Một chuyến đi xuyên thời gian để người trẻ hôm nay trở về hóa thân thành người lính trên chiến trường khốc liệt, để hiểu được cái gì là hạnh phúc hay nỗi đau vô tận trong đời người.

Lâu lắm rồi văn chương trẻ mới có được những tác phẩm viết theo thể loại kỳ ảo ra mắt và được đánh giá cao.

Bệ phóng không dễ “bay”

Nhắc đến văn học kỳ ảo Việt Nam, người trong giới thường nhớ đến nhà văn Phan Hồn Nhiên, người từng có một loạt tác phẩm: The Joker, Những đôi mắt lạnh, Xuyên thấm, Chuỗi hạt Azoth… khá thu hút độc giả trẻ. Nhà văn Di Li cũng từng mở lại cánh cửa kỳ ảo cho văn học Việt sau cả thập kỷ vắng bóng bằng tiểu thuyết Trại hoa đỏ. Nhưng về sau này, Di Li chọn viết đề tài hiện thực hay tạp văn, còn Phan Hồn Nhiên không có thêm tác phẩm mới nên mảnh đất kỳ ảo cũng không mấy người trẻ khai phá.

Và khoảng trống này được lấp đầy bằng những bộ truyện kỳ ảo của văn học nước ngoài. Nhà văn Lê Văn Thảo từng nói rằng văn chương kỳ ảo là một trải nghiệm tuyệt vời cho người viết, nhưng thể loại này không hề dễ viết, không chỉ cần ở tác giả trí tưởng tượng vô biên mà còn phải có kiến thức sâu rộng về các lĩnh vực khoa học. Tác giả Minh Moon, khi chọn thủ pháp kỳ ảo để viết Hạt hòa bình cũng bày tỏ rằng đó là cách tốt nhất để chị nối liền quá khứ - hiện tại, xâu chuỗi tư liệu lịch sử và cuộc đi xuyên không gian của nhân vật một cách thuyết phục. Nhà văn Di Li cũng cho biết khi viết Trại hoa đỏ, chị đã bỏ công nghiên cứu tư liệu một thời gian dài, trong khi viết tạp văn thì có thể vài giờ/bài, vài tháng là có thể in sách. Ví von này cũng là để lý giải cho khoảng trống văn học kỳ ảo ít người khai thác trong thời buổi văn chương đầu tư lâu và sâu đến đâu cũng khó kiếm tiền.

“Bà đỡ” cho ngòi bút trẻ

UREM- Người đang mơ xuất hiện ở thời điểm văn chương trẻ không có gì nổi trội cũng là mở ra cánh cửa văn chương kỳ ảo đáng kỳ vọng. Ông Nguyễn Minh Nhựt, Giám đốc NXB Trẻ cho biết đơn vị sẽ tiếp tục giới thiệu các tác phẩm dự thi Cuộc vận động văn học tuổi 20 trong thời gian tới. “Thật bất ngờ năm nay các tác phẩm tham gia không chỉ nội dung mà thể loại cũng rất đa dạng. Có thể sẽ có tiếp tác phẩm kỳ ảo được ra mắt trong thời gian tới. Điều chúng tôi thật sự kỳ vọng là các tác phẩm trong Cuộc vận động văn học tuổi 20 lần này sẽ còn được chuyển thể thành phim” - ông Nhựt nói.

Một trong những đơn vị xuất bản làm “bệ đỡ” cho ngòi bút trẻ là NXB VHVN. Năm nay, đơn vị này cũng tiếp tục đầu tư Tủ sách 8X chuẩn bị ra mắt hội sách 2014. Cây bút Nguyễn Hữu Tài từ sau tác phẩm đầu tiên Những chuyến thiên di - Tủ sách 8X - 2012 đến nay đã khẳng định được tên tuổi khi anh đã liên tiếp cho ra mắt: Nỗi buồn rực rỡ, Cô đơn thẳng đứng và gần đây nhất là Chồm hổm giữa chợ quê - cuốn tạp văn về ẩm thực.


 
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo