xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hiện thân Tổ nghiệp: Trọn đời với chữ Tâm

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Những người làm nghề không quên bài học đáng nhớ của 2 nghệ sĩ tiền bối, hiện thân của tổ nghiệp sân khấu đã sống trọn đời với chữ Tâm trong sáng: NSND Năm Châu và NSND Phùng Há

Khi còn là đào chánh cho đến lúc về chiều nương thân ở cửa chùa, NSND Phùng Há (tên thật là Trương Phụng Hảo) đã luôn đặt chữ Tâm lên hàng đầu trong bất cứ công việc nào liên quan đến nghề hát và những hoạt động xã hội do bà khởi xướng. Còn với NSND Năm Châu (tên thật Nguyễn Thành Châu), từ khi còn là kép hát cho đến lúc ông cầm bút sáng tác rồi quản lý, đào tạo cả một thế hệ vàng của sân khấu cải lương, chữ Tâm luôn được ông đặt trong mỗi công việc khiến con cháu theo nghề khâm phục.

Vì nghệ sĩ nghèo

Thành tựu mà cả 2 đạt được, ngoài những vở tuồng, vai diễn là trường phái “thật và đẹp” trên sân khấu của họ trở thành khuôn mẫu sáng tạo cho thế hệ trẻ nối bước.

Không chỉ có vậy, soạn giả Mai Quân kể lại: “Nhìn thấy thực tế của nhiều nghệ sĩ có thời hoàng kim lên xe, xuống ngựa, xài tiền như nước nhưng lúc về chiều lại không chốn nương thân, thậm chí đến lúc chết cũng không có hòm mà chôn, cô Bảy Phùng Há và anh Năm Châu đã cảm thấy xót xa nên đã đứng ra kêu gọi giới nghệ sĩ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, vận động mạnh thường quân giúp đỡ những nghệ sĩ nghèo ốm đau, bệnh tật”.
 
img
NSND Phùng Há, nghệ sĩ Kim Chưởng (thứ 3 và tư từ phải qua) trong ngày cúng Tổ năm 1997
 tại Ban Ái hữu nghệ sĩ TP

Cô Bảy Phùng Há thời đó rất sáng giá. Từng trải tuổi thơ khó nhọc nên cô thấm thía sự cơ cực của cái nghèo. Dựa vào mối quan hệ rộng và tài ngoại giao, cô Bảy đã vận động trường đua ngựa Phú Thọ (TP HCM) cho Hội Nghệ sĩ Ái hữu tương tế một ngày thu nhập. Thời đó, số tiền được nhận là 139.000 đồng, cô Bảy mua đất làm nghĩa trang cho nghệ sĩ. Ngày ấy, ông Năm Châu và cô Bảy rất xúc động khi nhận mảnh đất với diện tích 6.080 m2 ở xã Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp, TP HCM). Nhờ vậy, giới sân khấu có đất làm nghĩa trang và xây chùa Nghệ Sĩ như bây giờ.

NSND - soạn giả Viễn Châu nói trong niềm xúc động: “Cuộc đời của cô Bảy và anh Năm không có chuyện khuất tất khi nắm quyền hành, nắm tài sản chung của tập thể. Chữ Tâm được họ khắc cốt trong từng việc nhỏ”.

Ngọc nghề tỏa sáng

Trọng chữ nghề để thăng tiến trên con đường nghệ thuật luôn là lời dạy của các nghệ sĩ tiền bối dành cho những nghệ sĩ trẻ mới bước vào nghề. Với NSND Năm Châu và Phùng Há, họ luôn xem sàn diễn là nơi mài giũa độ sáng của ngọc nghề. Càng mài giũa càng lấp lánh, rực rỡ trong sự chiêm ngưỡng của công chúng. Nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để chế ngự cái tôi đầy tự ái mà dường như tạo hóa bắt buộc người nghệ sĩ phải mang lấy như một thử thách khi muốn chạm vào ngọc nghề. Sự nghiệp nghệ thuật của 2 vị tổ nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật khắc nghiệt của cuộc sống. Giữa họ có nhiều điểm riêng và cũng có những điểm chung gắn kết rất thú vị.

Lúc Phùng Há còn nhỏ, cô đi làm công, đã được nhiều người xung quanh biết đến vì giọng ca quá hay. Ông bầu gánh Tái Đồng Ban nghe tiếng tìm đến, mời cô về gánh hát của mình. Đó là lần đầu cô gặp anh Năm Châu, người trực tiếp dạy hát cho cô. Khi đó, nghệ sĩ Năm Châu đã là người sáng tác những kịch bản nổi tiếng: Tội của ai, Khúc oan vô lượng... Ít lâu sau, cô và anh trở thành đào kép chánh trên sàn diễn. Nhưng định mệnh khiến xui cô dứt áo theo chồng, nhận lời cầu hôn của nghệ sĩ Tư Chơi (Huỳnh Thủ Trung), tay đàn chính của gánh, là người hướng dẫn cô trên sàn diễn mỗi ngày.

Và chính cuộc đời tài hoa lắm nỗi truân chuyên của 2 người đã đúc kết tâm trạng để ông và bà ca diễn thật hay, mang nỗi đau riêng dồn nén vào hơi thở các số phận nhân vật trên bản thảo kịch bản, trên sàn diễn. Nghệ sĩ Phùng Há giống nghệ sĩ Năm Châu ở chỗ quyết đoán số mệnh nghệ thuật. Ở họ, không có việc để bản thân mình bị động khi đã kiên quyết thực hiện kế hoạch nghệ thuật. Điểm chung ở họ là giữ gìn cương vị một nhà sư phạm, cả 2 cùng đứng trên bục giảng, cùng thị phạm trên sàn tập cho cả một thế hệ nghệ sĩ vàng của sân khấu cải lương miền Nam.

Ngọc nghề của họ đã được tôi luyện cũng từ những gian truân, cay đắng của kiếp người. Định mệnh đã đưa họ theo những lối đi riêng trên đường đời nhưng tình yêu giữa họ chưa bao giờ tắt trong trái tim trân quý nghề.
 
Họ là những người sống chết với nghề, đóng góp không nhỏ cho sự sáng tạo và phát triển của sân khấu nước nhà như những hiện thân của tổ nghiệp, được hậu bối tôn kính.
 

Duyên đào kép

Nét riêng của họ cũng từ mối tình dang dở mà phảng phất điểm giống nhau. NSND Viễn Châu kể: “Sự tình cờ của định mệnh lại cho Phùng Há và Năm Châu tái ngộ vào năm 1953 khi họ cùng tham gia gánh Trần Đắc. Họ cũng tái ngộ sàn diễn với tư cách là một cặp đào kép ăn ý và đẹp đôi nhất lúc bấy giờ với nhiều vở diễn để đời. Những vở tuồng ông viết như: Nợ dâu, Men rượu hương tình, Sân khấu về khuya... chính là lời tâm sự bi ai ông dành cho bà. Nhưng dường như giữa họ chỉ có duyên đào kép mà không có duyên vợ chồng”.

Kỳ tới: Không cầu danh lợi

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo