xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Khốn khổ vì “rating”: Nói sao nghe vậy

TIỂU QUYÊN - MINH NGA

Số hộ gia đình, đối tượng khán giả được TNS chọn làm mẫu đo rating có thể đại diện được cho khán giả cả nước hay không là vấn đề cần phải bàn

Trao đổi về vấn đề rating (chỉ số người xem), nhiều đại diện của các đơn vị sản xuất phim truyền hình như được “gãi đúng chỗ ngứa”. Số spot quảng cáo, doanh thu được trả từ nhà đài, thậm chí bị cắt sóng hay trắng tay nếu như bộ phim không đáp ứng đủ rating yêu cầu. Trong khi đó, ngoài số liệu từ TNS Media Vietnam, cũng không có dữ liệu nào khác để có thêm căn cứ so sánh.

“Ẩn số” khó lý giải

Đối với các đơn vị không đăng ký mua các gói dịch vụ đo rating từ TNS (gọi tắt TNS Media Vietnam hoặc không đủ khả năng tài chính để mua  gói dịch vụ có thể tốn từ hàng chục đến hàng trăm ngàn USD) thì phương thức đo chỉ số người xem là một “ẩn số” khó lý giải cũng không khiến người ngoài cảm thấy tâm phục khẩu phục.

Hội Ngộ danh hài của HTV là một trong những chương trình có chỉ số người xem cao hiện nay (Ảnh do chương trình cung cấp)
Hội Ngộ danh hài của HTV là một trong những chương trình có chỉ số người xem cao hiện nay (Ảnh do chương trình cung cấp)

“Tôi không biết quy trình đo như thế nào và nếu có thắc mắc thì cũng không biết hỏi ai. Thậm chí, nghi ngờ về kết quả rating của một số bộ phim, chương trình nhưng cũng không nói được. Có những phim cũng hay, rõ ràng tạo được dư luận xã hội, trên các phương tiện truyền thông nhưng rating lại khá thấp. Cũng có những chương trình phát trên sóng truyền hình, tôi thấy khán giả ở nhiều vùng nông thôn rất thích nhưng kết quả rating lại không mấy khả quan. Vậy chỉ số này hoàn toàn đáng tin cậy hay chỉ mang tính tương đối là điều cần phải giải đáp” - bà Châu Thổ, Phó Giám đốc Hãng phim Sena, băn khoăn.

Cảnh trong phim Vợ của chồng tôi - bộ phim truyền hình tạo được diễn đàn tranh luận nhưng chỉ số người xem không như mong muốn. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)
Cảnh trong phim Vợ của chồng tôi - bộ phim truyền hình tạo được diễn đàn tranh luận nhưng chỉ số người xem không như mong muốn. (Ảnh do đoàn phim cung cấp)

Theo bà Bảo Trâm, Giám đốc Hãng phim Vietcom, TNS đã có nhiều đóng góp nhất định, họ khu biệt được đối tượng khán giả mỗi vùng miền hoặc có những kết luận cơ bản về sức hút của một chương trình truyền hình phụ thuộc vào những yếu tố nào. Đó cũng là điểm tựa cần thiết để các đơn vị sản xuất có hướng điều chỉnh. Tuy nhiên, bà Trâm cũng không khỏi thắc mắc khi có những bộ phim theo đánh giá của người trong giới và nhà đài là thật sự hay nhưng kết quả rating lại không như mong muốn.

“Trong hoàn cảnh không có cơ sở nào khác để so sánh thì phải chấp nhận chứ biết làm sao? Vấn đề này chúng tôi đã thắc mắc lâu rồi nhưng không ai lên tiếng, mà có cũng chưa chắc là được gì nên đành chịu. Nhưng nói thật, có những trường hợp chúng tôi đem phim làm khảo sát bỏ túi, kết quả là rất nhiều người xem nhưng rating vẫn thấp. Nói chung cũng không giải đáp được vấn đề gì cả” - bà Phạm Thị Dung, Giám đốc Công ty Phim Kiết Tường, ngao ngán.

Theo đại diện một kênh truyền hình cáp phủ sóng ở cả truyền hình analog, có những khu vực lượng khán giả rất cao nhưng chưa được TNS đặt máy khảo sát. Vì vậy, kết quả rating cũng có thể thiếu hụt một lượng lớn khán giả.

Gần 9.000 khán giả đại diện cho cả nước

Số hộ gia đình, đối tượng khán giả được TNS chọn làm mẫu đo rating có thể đại diện được cho khán giả cả nước hay không là vấn đề cần phải bàn.

Thông tin từ TNS Media Vietnam cho thấy tại Việt Nam hiện nay, TNS đo rating bằng 2 phương thức: lắp đặt vào tivi thiết bị People Meter (đo tự động từng phút và truyền dữ liệu về hằng ngày, chỉ được áp dụng tại TP HCM và Hà Nội. Các tỉnh - thành, khu vực còn lại dùng phương pháp nhật ký - diary). Tổng số hộ gia đình mẫu khảo sát cả nước là 2.270, phân bố đều cho các tỉnh - thành, khu vực; dân số mẫu là 8.830. Các khu vực được khảo sát khác: Đà Nẵng, Cần Thơ, đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, đồng bằng sông Hồng, vùng núi và trung du phía Bắc.

Mỗi phương thức đo đều được khảo sát công phu, thiết lập quy trình đo theo chuẩn quốc tế (áp dụng trên 50 quốc gia) với số lượng mẫu khảo sát nhất định lọc ra từ “dân số mục tiêu”, tạo nên những hiệu quả tích cực nhất định trong công tác khảo sát. Tuy nhiên, cách đo cũng như số lượng mẫu khảo sát đã để lại những quan ngại riêng.

Thứ nhất, số lượng mẫu khảo sát, nếu chỉ tính riêng tại TP HCM thì có 1.745 dân số mẫu (chọn ra từ công tác sàng lọc về số hộ gia đình có tivi, lứa tuổi, giới tính, thói quen xem…) nhưng làm sao đủ sức là đại diện cho 8 triệu người? “Chưa kể đến việc cần quan tâm các mẫu khảo sát thuộc đối tượng, tầng lớp nào. Tôi cho rằng rất khó thuyết phục trí thức, công nhân - viên chức làm mẫu khảo sát khi công tác này có thể ảnh hưởng thời gian và sinh hoạt gia đình” - bà Phạm Trường Sơn, Trưởng Ban Khai thác phim truyện Đài Truyền hình TP HCM, lo lắng. Đại diện kênh truyền hình Let’s Viet góp ý kiến: “Việc TNS đặt máy đo chỉ số người xem dù là theo vùng miền hay tỉ lệ nam nữ… thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế”.

Thứ hai, phương pháp đo diary để lại nhiều lo lắng hơn cả về tính chính xác của nó. Một cựu nhân viên từng có thời gian làm việc cho TNS nhiều năm trước đây cho biết đơn vị đo rating ở các khu vực nông thôn bằng cách cho người đi phát mẫu khảo sát đến các hộ gia đình. “Sự thật là nhiều người dân cũng chỉ điền cho có. Nhân viên đi thu lại tờ rơi khảo sát chỗ được, chỗ không. Nếu vẫn rơi vào tình trạng cũ, tôi không nghĩ là kết quả rating sẽ chính xác” - người này nói.

Kỳ tới: Lo lệch chuẩn giá trị

Cuộc chơi phải chấp nhận

Chúng tôi đã mang những thắc mắc về cách đo rating từ giới làm nghề đặt ra với bà Trần Thị Thanh Mai, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Truyền thông TNS Media Vietnam. Theo bà Mai, đó là những vấn đề thuộc phương pháp luận cũng như mọi phương thức đo rating đều đã được đơn vị trình bày, trao đổi công khai, minh bạch tại các hội nghị khách hàng.

Bà Thanh Mai cho rằng mọi khách hàng của TNS đều biết rõ phương thức làm việc cũng như cách vận hành của công ty trước khi đặt bút ký những bản hợp đồng tiền tỉ. Nhưng nói như thạc sĩ Phan Văn Tú - giảng viên Khoa Báo chí truyền thông Trường ĐH KHXH & NV TP HCM: “Chúng ta chỉ có một công ty duy nhất làm nhiệm vụ này nên không thể không sử dụng các số liệu của họ. Đây là cuộc chơi mà các nhà đài, nhà sản xuất phải chấp nhận”.

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo