Trên thị trường sách CHLB Đức mùa hè - thu vừa qua, cuốn truyện Im Krebsgang (tạm dịch: Đi ngược) - tác phẩm mới nhất của nhà văn đoạt giải thưởng Nobel Guenter Grass - đã đạt được một vụ mùa bội thu ngoài sức tưởng tượng. Liên tiếp phá kỷ lục về số lượng phát hành, Đi ngược giữ vị trí đầu bảng “sách bán chạy nhất trong tuần” suốt hai tháng cuối hè. Mỗi ngày các hãng sách lớn đặt hàng đến 50.000 bản, chỉ trong tuần phát hành đầu tiên đã bán hết 250.000 cuốn. NXB Staidl ở Gettingen (nơi giữ bản quyền) đã tái bản 7 lần và hiện đang thương thảo việc dịch sang 10 thứ tiếng khác. Đầu năm 2003, đài truyền hình
Bán chạy hơn cả Harry Potter
Xét về mức độ “đắt hàng”, cuốn truyện của Grass hầu như đã đạt được kỷ lục của Harry Potter để chiếm đầu bảng trong danh sách bán chạy nhất của tạp chí Spieghel. Theo đánh giá của hãng Talia (một hãng rất lớn ở
Từ một thảm họa
Tất nhiên, ở một mức độ nào đó danh tiếng của một tác giả đoạt giải Nobel đã góp phần đáng kể tạo nên hiệu ứng tìm đọc ông. Nhưng sâu xa hơn có lẽ do Đi ngược đã động tới chỗ nhạy cảm nhất của “tinh thần Đức”.
Nhà phê bình văn học Đức nổi tiếng M. Reich Ranitski đã liệt Đi ngược vào hàng “ấn tượng nhất mà G. Grass đã viết trong đời và là thứ tốt nhất mà văn học Đức có thể trình ra trong những năm gần đây”. Bậc thầy phê bình này - người vốn chưa bao giờ hâm mộ văn tài của Grass - đã thổ lộ: “Khi đọc cuốn truyện, không ít lần tôi đã ứa nước mắt: Đó chính là dấu hiệu của “văn học vĩ đại”. Bản thân tác giả thì gọi tác phẩm của mình là “khúc cầu hồn Đức””.
Truyện kể về một thảm họa. Trên cơ sở những tư liệu có thật, nhà văn đã kể lại một bi kịch trên biển lớn nhất trong lịch sử nước Đức. Ngày 30 tháng giêng năm 1945, do bị tàu ngầm Liên Xô ở biển Baltic tấn công, chiếc tàu vận tải Vilhelm Gustloff (được trang bị lại thành một quân y viện) đã bị đắm. Trên tàu có gần 10.000 người gồm binh lính, sĩ quan và dân thường Đức. Hầu như tất cả đã chết. Trong truyện, những sự kiện bi thảm được đan xen với lịch sử ra đời của chủ nghĩa quốc xã. Ngày
Nhân vật chính của truyện là một nhà báo thời nay được giao nhiệm vụ tìm tư liệu về vụ đắm tàu này. Trong quá trình nghiên cứu tìm tòi, anh bỗng phát hiện ra rằng “mạch” của câu chuyện này còn vươn tới ngày nay.
Đâu là tội ác chiến tranh?
Đề tài về chủ nghĩa phát xít luôn là điều đau đớn đối với người Đức: Tất cả các thế hệ hậu chiến ở CHLB Đức đã được giáo dục theo tinh thần chối bỏ bất cứ một sự gợi nhớ nào về quá khứ phát xít. Nhưng có lẽ chính vì thế ở Đức đã nảy sinh và vẫn tồn tại không ít những nhóm cực hữu - như một phản ứng trả đũa (kiểu “hiệu ứng trái cấm”) trước sự kiêng kỵ nghiệt ngã đối với tất cả những gì động chạm đến chủ nghĩa quốc xã. G. Grass thì trái lại, trong cuốn truyện này, ông đã không ngại mở ra trên những trang viết của mình một cuộc tranh luận về những vấn đề đương đại, nhưng bắt nguồn từ quá khứ của nước Đức.
Có một điều khá thú vị là trong một chương trình truyền hình Đức gần đây giới thiệu về cuốn truyện này, sau khi đánh giá những hành động của viên chỉ huy chiếc tàu ngầm Xô viết gây ra vụ đắm tàu Vilhelm Gustloff, tác giả đã tuyên bố: “Đó là một tai nạn chứ không phải là một tội ác”. Trong khi đó, những cuộc ném bom đẫm máu của người Mỹ xuống
Bình luận (0)