xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Long trọng hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông

Ngô Xuân- Nguyễn Tống

Thi hài vua Lê Dụ Tông được đặt trong tổng thể khu vực lăng mộ với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m²

Sáng 25-1, tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức lễ hoàn táng thi hài vua Lê Dụ Tông (1679-1731).


Theo TTXVN, đến dự lễ hoàn táng có ông Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư; ông Trần Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL, cùng đại biểu các ban, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết gửi lẵng hoa viếng đức vua.

img
Đại diện dòng họ Lê rước quan tài đức vua Lê Dụ Tông vào khu vực hành lễ. Ảnh: Ng.Xuân

Từ tờ mờ sáng, tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (địa phận giáp ranh giữa hai tỉnh Thanh Hóa và Ninh Bình), đông đảo nhân dân, con cháu dòng họ Lê cùng đại diện các sở, ban, ngành đã có mặt nghênh đón linh vị và thi hài vua Lê Dụ Tông.
 
Gần 8 giờ, đoàn xe đã đến địa phận Thanh Hóa  trong sự nghênh đón nồng nhiệt của nhân dân.

Khi đến khu vực khu di tích lịch sử Lam Kinh (huyện Thọ Xuân), đoàn xe đã dừng lại để con cháu dòng họ Lê làm lễ yết cáo tổ tiên, sau đó tiếp tục hành trình về khu vực hoàn táng tại làng Bái Trạch, xã Xuân Giang, huyện Thọ Xuân.


Trước đó, tại Bảo tàng Lịch sử VN, việc khâm liệm thi hài vua Lê Dụ Tông đã diễn ra dưới sự chủ trì của Bộ VH-TT-DL, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Thanh Hóa, Hội đồng họ Lê ở VN và đại diện Trung ương Giáo hội Phật giáo VN.


Được biết, thi hài vua Lê Dụ Tông được hoàn táng đúng như lúc đức vua băng hà. Thi hài đức vua được khoác những long đồ do Hội đồng họ Lê ở VN đặt làm ở cố đô Huế theo đúng với nguyên mẫu những đồ tùy táng tìm thấy trong linh cữu của nhà vua.

Linh cữu đặt di hài nhà vua được phục chế từ gỗ ngọc am (pơmu) theo đúng kích thước và loại gỗ của linh cữu cũ, nặng khoảng 700 kg.

Riêng chiếc quách chứa linh cữu vẫn là chiếc quách cũ vừa được tỉnh Thanh Hóa  khai quật hồi cuối năm 2009.


Thi hài vua Lê Dụ Tông được đặt trong tổng thể khu vực lăng mộ với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m².


Cách đây 52 năm, vào tháng 2-1958, người dân làng Bái Trạch đã tình cờ phát hiện nơi an táng vua Lê Dụ Tông. Sau đó, vào đầu năm 1964, các nhà khảo cổ đã tiến hành khai quật và đưa thi hài đức vua về Hà Nội để phục vụ công tác nghiên cứu và bảo quản.

Đời cực thịnh

img
Hoàn táng di hài vua Lê Dụ Tông. Ảnh: TTXVN


Vua Lê Dụ Tông (1679-1731), húy là Duy Đường, cháu nội vua Lê Thần Tông, con trai trưởng của vua Lê Hy Tông. Ông được vua cha truyền ngôi năm Ất Dậu (1705), lấy hai niên hiệu là Vĩnh Thịnh và Bảo Thái, giữ ngôi hoàng đế 25 năm.

Đánh giá về Lê Dụ Tông, sách Lịch triều tạp kỹ ghi: “Bấy giờ thừa hưởng cơ nghiệp thái bình, không xảy ra binh đao, trong nước vô sự, triều đình có làm được nhiều việc. Pháp độ được rất đầy đủ, kỷ cương thi hành được hết. Xứ xa lạ thì dâng lễ vật tỏ lòng thành, thượng quốc thì trả lại đất. Có thể gọi là đời cực thịnh. Nhà vua rũ tay áo ngồi ở trên, không phải khó nhọc mà mọi việc đâu ra đấy. Khi nói đến cuộc thịnh trị ở thời bấy giờ người ta tất phải kể đến đời vua này”...

B.T.D

 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo