xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Lossless và cuộc chiến mới của nhạc số: Hết đường chôm chỉa?

Thùy Trang

Cuộc cạnh tranh sẽ tạo nên một thị trường âm nhạc văn minh về bản quyền và tạo đà thúc đẩy cho những sản phẩm âm nhạc chất lượng cao ra đời

Khi nhu cầu nghe nhạc số công nghệ lossless ngày càng lớn, các trang mạng kinh doanh nhạc số muốn tồn tại phải thay đổi công nghệ. Muốn có nhạc công nghệ lossless, nhà mạng phải có bản thu thanh gốc. Điều này đồng nghĩa nhà mạng phải sử dụng bản thu âm của nhà sản xuất và phải trả tác quyền theo thỏa thuận.

Liên minh để tồn tại

Việc thực thi bản quyền âm nhạc đang được siết chặt, nhất là khi Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) ủy quyền cho một công ty khai thác bản quyền của họ trên hầu hết các website âm nhạc hoạt động hợp pháp trong nước hiện nay. Bên cạnh đó, đại diện của các hãng sản xuất âm nhạc nổi tiếng của nước ngoài cũng đã có mặt ở Việt Nam để theo dõi việc thực hiện nghĩa vụ tác quyền đối với các tác phẩm thuộc sở hữu của họ bị khai thác không phép trên các trang mạng kinh doanh nhạc ở Việt Nam.

Nhiều trang mạng kinh doanh nhạc số phải ký hợp đồng khai thác nhạc có bản quyền để đổi lại, họ có được những bản thu âm gốc, đáp ứng nhu cầu nghe nhạc số chất lượng âm thanh cao của thính giả.
img
Tự liên kết để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm âm nhạc là cách mà các trang mạng âm nhạc đang làm để có được chất lượng lossless.
Trong ảnh: Ca sĩ Maya Ảnh:
HỒNG THÚY

Sự ra đời của liên minh SkyMusic bao gồm kênh truyền hình YanTV, các website âm nhạc: nhaccuatui.com, nhac.vui.vn, nhacso.net; nhà cung cấp nội dung số VMG; các trang tin và báo điện tử VnExpress.net, Ngoisao.net, 24h.com.vn, Eva.vn, Yan News nhằm tạo nên một khối thống nhất, khép kín về sản xuất, kinh doanh âm nhạc, thông tin bằng những sản phẩm do chính họ tạo ra. Việc thành lập liên minh này là giải pháp tự cứu của các website âm nhạc trong thời bản quyền được thực thi gắt gao như hiện nay.

Không tính đến những ca khúc hải ngoại được phát tràn lan trên hầu hết các website âm nhạc, theo lời của đại diện SkyMusic, có đến 90% ca khúc thuộc bản quyền của RIAV đã được tháo bỏ.

Ở một khía cạnh khác, công chúng có thể hiểu các website âm nhạc sẽ trở về thời điểm khởi đầu với việc xây dựng kho dữ liệu ca khúc cho chính mình. Ngoài việc thành lập liên minh hùng hậu về mặt nhân sự, SkyMusic còn mở hướng kinh doanh âm nhạc. Theo đó, đơn vị liên minh này sẽ đầu tư thực hiện album, video clip, thậm chí là tổ chức live show cho ca sĩ có nhu cầu. Với lợi thế của nhiều phương tiện liên kết, SkyMusic dễ dàng thu hút ca sĩ (đặc biệt những giọng ca trẻ đang có nhu cầu quảng bá rộng rãi hình ảnh cá nhân). Đây chính là cách để SkyMusic làm phong phú dữ liệu thông tin, âm nhạc của họ.

Tính đến thời điểm hiện tại, Zing có đến 90% bản quyền khai thác sản phẩm âm nhạc của ca sĩ cũng bằng việc bắt tay thông qua hình thức đầu tư cho sản phẩm của ca sĩ hay mua độc quyền sản phẩm để đưa lên website nhạc của mình. Nhằm tạo đà cho sự phát triển này, các bảng xếp hạng, giải thưởng của Zing chính là cách để đơn vị này thu hút ca sĩ hợp tác. SkyMusic cũng không bỏ chiêu thức thu hút ca sĩ đến với mình bằng nhiều hình thức.

Cuộc cạnh tranh này sẽ tạo nên một thị trường âm nhạc văn minh về mặt bản quyền và tạo đà thúc đẩy những sản phẩm âm nhạc chất lượng cao ra đời.

Khó cạnh tranh với “kẻ gian”

Thực tế hiện nay, việc thực thi bản quyền chỉ được áp dụng đối với những trang mạng trong nước. Hầu hết các trang mạng nước ngoài, điển hình như YouTube, chưa bị ràng buộc bởi vấn đề bản quyền nên việc chia sẻ những ca khúc trên mạng vẫn phát triển mạnh mẽ. Công chúng cũng dễ dàng nghe được những ca khúc chất lượng cao trên mạng. “Chỉ cần một ai đó chia sẻ ca khúc mà họ yêu thích lên trang cá nhân, ca khúc đó nhanh chóng được chia sẻ đi khắp nơi. Tất nhiên, chỉ cần một người có đĩa gốc thì khắp các trang mạng sẽ có ca khúc chất lượng lossless. Thường các trang nhạc trong nước ít khi dám lấy lại và đăng tải tác phẩm vi phạm bản quyền vì sợ bị kiện. Riêng những trang mạng khác dưới tên gọi “cộng đồng”, họ chẳng có lý do gì phải ngại. Thậm chí, với những website, trang nhạc mà chủ sở hữu là người nước ngoài thì vấn đề bản quyền cũng chưa ai đặt ra với họ. Đó chính là lợi thế kinh doanh của các trang nhạc có máy chủ đặt ở nước ngoài và cũng là khó khăn của những trang mạng trong nước” - đại diện Zing Mp3 chia sẻ.

Núp bóng “Chia sẻ cộng đồng”

Một cư dân mạng nào đó nếu hứng thú có thể tập hợp ca khúc chất lượng cao rồi tải lên trang mạng cá nhân của họ. Những trang mạng này còn có thể kêu gọi tài trợ riêng. Nếu bị buộc trả tiền tác quyền, họ vẫn dễ dàng tránh được vì mình không phải là người trực tiếp cập nhật ca khúc ấy lên mạng mà chỉ là người tập hợp lại. “Nhiều vụ kiện tụng về bản quyền đã không đem lại kết quả gì với những trường hợp tương tự. Thế nên, việc mua bản quyền bản ghi âm tác phẩm âm nhạc chỉ mới áp dụng chủ yếu cho những trang mạng mà đơn vị chủ quản là công ty Việt mà thôi” - nhạc sĩ Nguyễn Nhất Huy, điều hành trang Zing Mp3, cho hay.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo