Chưa bao giờ các chương trình biểu diễn nghệ thuật từ ca nhạc cho đến cải lương lại thừa mứa về múa minh họa như bây giờ. Các kênh truyền hình hễ có chương trình văn nghệ là có múa minh họa. Nhu cầu múa minh họa này đã khiến các nhóm múa, biên đạo múa mọc lên như nấm sau mưa.
Ngôi nhà chung bị hoen ố
Cải lương cũng bị múa… áp đảo
Hầu hết ý kiến của các nhà chuyên môn đều lên án việc sân khấu cải lương gần đây bị múa minh họa áp đảo. NSND Phạm Anh Phương - Giám đốc Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam, Trưởng Ban Sáng tác Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam - nói: “Làm mới bài vọng cổ hoặc cố đưa tiết tấu mới vào các chương trình biểu diễn cổ nhạc là một việc làm cần thiết nhưng lạm phát múa để minh họa cho nội dung của bài ca cổ thì hỏng”.
Nghệ sĩ Tạ Thùy Chi tâm sự: “Chúng tôi đã nhiều lần nêu lên tâm tư của mình khi thấy bị đánh đồng với những biên đạo múa tự phát. Có thể họ vì cuộc sống mà nhận bừa các sô diễn, khiến cho bộ mặt của nghệ thuật múa lem luốc nhưng nếu có ý thức về nghề, họ sẽ nhận thấy chất lượng nghệ thuật của mỗi tác phẩm múa rất cần cá tính độc lập của ngôn ngữ. Nó khác với việc biểu diễn ca khúc, trích đoạn cải lương vì mỗi động tác, mỗi hình tượng đều có ngôn ngữ riêng”.
Nghệ sĩ Lê Trung Thảo (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang) tâm sự: “Tôi rất buồn khi múa của sàn diễn cải lương ngày càng bị đánh giá là không chuyên”. NSƯT - đạo diễn Hoa Hạ nói: “Nhiều biên đạo múa nghĩ nghề dàn dựng múa rất đơn giản, chỉ cần quy tụ diễn viên lại, quơ tay, vung chân theo nhạc, vận đồng phục thật đẹp vào là được. Chính vì thế nên có quá nhiều vũ đoàn, biên đạo múa không chuyên nghiệp đang hành nghề chuyên nghiệp trên các sân khấu.
Kỳ tới: Nâng cấp từ đâu?
2/3 chưa qua đào tạo TP HCM có hơn 50 nhóm múa (thường gọi vũ đoàn) đang hoạt động biểu diễn chuyên nghiệp, chưa kể rất đông nhóm múa hoạt động trong các nhà hàng tổ chức tiệc cưới. Chỉ tính riêng sân khấu chuyên nghiệp, hằng đêm có đến 1.000 diễn viên múa tham gia biểu diễn. Thế nhưng, qua khảo sát của Hội Nghệ sĩ múa TP HCM, theo NSND Kim Quy, 2/3 trong số đó chưa được đào tạo, chưa qua trường lớp. Bà nhận xét: “Gọi múa “rừng” là đúng vì khi chúng tôi xem phúc khảo các chương trình biểu diễn trong đó có múa nhưng các tiết mục múa được dàn dựng cẩu thả, không thể chấp nhận”. NSND Kim Quy nói thêm: “Tiêu chí làm nghề của ngành múa rất khắc nghiệt; diễn viên múa, biên đạo múa phải công phu khổ luyện mới có được thành quả. Tại sao các nhà tổ chức lại chấp nhận vô số những vũ công, biên đạo không được đào tạo chuyên nghiệp tham gia biểu diễn các chương trình lớn, phát sóng trực tiếp cho hàng triệu người xem? Chính sự thỏa hiệp vì lợi nhuận, chi phí đầu tư thấp đã khiến cho ngành múa bị mất điểm trong mắt công chúng hôm nay”. |
Bình luận (0)