xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Người cần không có, có không cần

Nguyễn Ngọc

Đua nhau làm phim nhưng không ai có trách nhiệm đào tạo nguồn nhân lực để sử dụng. Công nghệ sản xuất phim truyền hình Việt còn lâu mới đạt đến trình độ chuyên nghiệp nếu tình trạng làm phim vẫn theo kiểu “ăn xổi ở thì” Sự khủng hoảng nhân lực làm phim truyền hình không chỉ biểu hiện ở đội ngũ tham gia diễn xuất mà còn ở cả những người lo chuyện “bếp núc” trong đoàn làm phim, từ đạo diễn cho đến các vai trò khác như quay phim, hóa trang, phục trang, thư ký trường quay...

Có được đạo diễn là may


Chỉ tính riêng phía Nam, hiện có vài chục công ty sản xuất phim truyền hình tư nhân. Lượng phim sản xuất ngày một nhiều nhưng lực lượng làm phim bao năm nay cũng không “nở nồi” được mấy người, nhất là đạo diễn.

Qua rồi cái thời đạo diễn nằm dài chờ phim, các đạo diễn ngày nay có nhiều sự lựa chọn hơn, nhất là những người “mát tay”: có nghề, làm nhanh, giá rẻ. Phim truyền hình hiện nay chỉ quanh quẩn vài cái tên đạo diễn đã quá quen thuộc như: Xuân Cường, Xuân Phước, Đinh Đức Liêm, Châu Huế, Quang Đại, Trương Dũng, Trần Cảnh Đôn...

img
Xuân Cường (bìa phải) - một trong những đạo diễn đắt sô nhất hiện nay. Ảnh: C.T.V


Khi đạo diễn phía Nam không đủ đáp ứng, một số hãng tìm đến đạo diễn phía Bắc như một giải pháp. Không chỉ đạo diễn Thanh Vân, Lưu Trọng Ninh, lần lượt các đạo diễn khác như Đỗ Minh Tuấn, Phạm Nhuệ Giang, Phạm Thanh Phong, Đặng Lưu Việt Bảo... cũng được các nhà làm phim phía Nam chào đón.
Nhiều đạo diễn lâu nay không “đụng” đến việc làm phim truyền hình dài tập như Lê Hoàng, Lê Bảo Trung,... cũng không thể đứng ngoài cuộc.

Sự mất cân đối ở nguồn cung cũng tạo điều kiện cho nhiều gương mặt đạo diễn sân khấu sang làm phim, dù chưa am hiểu lắm về chuyên môn của nghề này hay những đạo diễn trẻ mới vào nghề cũng có cơ hội gia nhập cuộc chơi.

Khan hiếm đạo diễn cũng là cái khó cho các nhà sản xuất nếu muốn “chọn mặt gửi vàng”. Bởi có phim phát sóng đúng kế hoạch đăng ký với các nhà đài đã là mừng lắm rồi thì nói gì đòi hỏi đạo diễn làm phim có chất lượng hay không.


Ai cũng có thể làm phim


Ngay đạo diễn - công việc có trường lớp đào tạo - mà còn thiếu, nói gì những công việc khác trong đoàn phim, như thư ký trường quay, hóa trang, chủ nhiệm... vốn không được các trường điện ảnh mở lớp đào tạo. Vì vậy, những người đang theo nghề chủ yếu học việc theo kiểu nghề truyền nghề là chính.

Đạo diễn Đ.B.S trong một lần cao hứng nói vui rằng bạn bè anh người nào có con thất nghiệp đều nhờ anh giới thiệu vào đoàn làm phim: “Nhiều người có quan niệm hễ thất nghiệp không biết làm gì thì cứ xin vào đoàn phim!”. Chính vì vậy mà các công việc hậu trường của một đoàn phim thường lâm vào tình trạng thiếu nhưng thừa, người thì đông nhưng người thực sự giỏi nghề rất hiếm.

Chỉ cần học trang điểm sơ sơ  cũng có thể trở thành nhân viên hóa trang của đoàn dù chẳng có chút kiến thức gì về hóa trang hiệu ứng. Một tài xế thậm chí cũng nhảy vọt lên làm chủ nhiệm phim nếu đoàn phim cần! Thiếu nhiều nhất vẫn là thư ký trường quay mà theo nhận định của hầu hết các đạo diễn “là thiếu trầm trọng”.

Đạo diễn Võ Việt Hùng cho biết các khâu khác như hóa trang, phục trang có thể chấp nhận việc kéo những người không biết nghề vào làm rồi từ từ trưởng thành, chứ riêng thư ký trường quay là phải người thạo việc, vì họ là cánh tay phải của đạo diễn, chỉ cần một sơ suất nhỏ của công việc này là đoàn phim có thể phải tổ chức đi quay lại. Khi phim được thực hiện với một đội ngũ tay ngang, không chuyên nghiệp thì những gì yếu kém trên phim, từ phục trang, thiết kế cảnh trí, hóa trang,... như đã thấy là điều dễ hiểu.

Làm phim theo kiểu “đầu nậu”

Một thực tế hiện nay là có nhiều hãng phim mua được giờ phát sóng nhưng lại không có năng lực sản xuất, phải thuê một đơn vị khác gia công. Hãng phim chỉ tồn tại trên giấy tờ, mỗi khi có dự án làm phim, các hãng này mời đạo diễn rồi giao cho đạo diễn tập hợp ê kíp của mình lại tự thuê máy móc và “kéo quân" đi làm nên dân trong nghề quen gọi đoàn phim của đạo diễn A. hay đạo diễn B., thay vì nói phim của hãng nào. Đạo diễn nào, ê kíp ấy, bất chấp diễn viên có hợp vai hay không, người tham gia đoàn làm phim có hợp với công việc hay không.

Đã từng xảy ra trường hợp đạo diễn bê nguyên xi ê kíp diễn viên phim này sang phim khác mà không hề lường trước việc hai phim sẽ phát sóng cùng lúc. Hay phim thay diễn viên giữa chừng khi thay đạo diễn.


Làm phim theo kiểu “đầu nậu” như vậy, thử hỏi lấy đâu ra những bộ phim chất lượng cao.


Để tránh bị động về nhân sự vài hãng chọn giải pháp “nuôi” luôn các thành phần phụ của đoàn làm phim để tránh tình trạng người của mình bị hãng khác phỗng tay trên.

Ở một số hãng, các nhân viên hóa trang, thư ký trường quay, phục trang, dựng phim... được hưởng lương cố định hằng tháng, một số hãng khác áp dụng chế độ ưu đãi ngoài “phần lương cứng” hằng tháng, mỗi khi theo đoàn phim, đội ngũ này sẽ được hưởng thêm thù lao tính theo từng tập.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo