xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“Người đẹp nhân ái” - dấu ấn của Hoa hậu Việt Nam

Thùy Trang

Cuộc thi tạo ra những đại sứ thiện nguyện để truyền đi những thông điệp tích cực tới cộng đồng chứ không phải tìm ra một người đoạt vương miện để giành lấy sự nổi tiếng cho bản thân

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm nay “nóng” lên không bởi những hình ảnh trình diễn bikini qua những đêm thi chung kết khu vực mà bằng những hình ảnh chứa đựng nhiều cảm xúc, ý nghĩa nhân văn qua những dự án “Người đẹp nhân ái” của 36 thí sinh vòng chung kết toàn quốc được ghi hình và phát sóng trên VTV9 như một chương trình truyền hình thực tế.

Thông điệp tích cực

Chuỗi chương trình được chia thành 8 tập phát sóng vào mỗi tối chủ nhật trên Đài Truyền hình Việt Nam nên có sức lan tỏa không nhỏ.

Ở mỗi tập phát sóng, khán giả có cơ hội tìm hiểu và tận mắt theo dõi hành trình nhân ái của từng thí sinh từ những bước chuẩn bị ban đầu, đi thực địa, làm việc cùng nhà tài trợ, thăm hỏi các hoàn cảnh khó khăn đến khâu thực hiện dự án được tái hiện qua những đoạn phim ngắn. Hội đồng bình luận đồng hành với các thí sinh xuyên suốt chương trình trong vai trò vừa bào chữa vừa phản biện. Họ đề cao những tình cảm chân thật của các người đẹp nhưng cũng thẳng thắn chỉ ra những yếu kém để các thí sinh tiếp tục hoàn thiện mình.

Sau nhiều tuần phát sóng, chuỗi chương trình “Người đẹp nhân ái” đã thu hút sự quan tâm của công chúng, thông qua những diễn đàn trên mạng với nhiều ý kiến bình luận dành cho mỗi dự án của thí sinh. Nhìn chung, các ý kiến tập trung đề cao ý nghĩa của hoạt động này bởi theo họ, đây là chương trình tạo ra những đại sứ thiện nguyện để truyền đi những thông điệp tích cực tới cộng đồng chứ không phải tìm ra một người đoạt vương miện để giành lấy sự nổi tiếng cho bản thân.

Cảnh trong dự án “Mang nước sạch về buôn làng” (Đắk Lắk), thí sinh Ngọc Vân gây ấn tượng với khán giả khi cùng ăn cơm với gia đình người dân. (Ảnh do BTC cung cấp)
Cảnh trong dự án “Mang nước sạch về buôn làng” (Đắk Lắk), thí sinh Ngọc Vân gây ấn tượng với khán giả khi cùng ăn cơm với gia đình người dân. (Ảnh do BTC cung cấp)

Các thí sinh đã có những hành trình vất vả đến tận vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh ở những tỉnh xa như Đắk Lắk, Thái Nguyên… hay đến những vùng hải đảo như Lý Sơn, Côn Đảo… Các dự án của họ như “Mang nước sạch về buôn làng” ở Đắk Lắk; “Nhà văn hóa khu 9” ở Côn Đảo; “Thắp sáng tương lai” ở trường tiểu học Cao Biền (Thái Nguyên); “Chung tay giữ sạch môi trường” hay “Thắp sáng đường đêm” ở Lý Sơn… được công chúng ghi nhận.

Nhà báo Trác Thúy Miêu nói: “Dự án mang lại ý nghĩa tích cực, rất cụ thể. Người dân nơi có dự án đến được thụ hưởng thành quả. Thí sinh học được nhiều điều từ những miền đất và con người mà mình đã vất vả đặt chân đến, có thêm trải nghiệm, mở rộng trái tim và đánh thức lòng nhân ái trong mỗi người mới là điều quan trọng”.

Hoa hậu phải đẹp toàn diện

Dự án “Người đẹp nhân ái” khác xa các hoạt động từ thiện thường thấy trong những cuộc thi nhan sắc trước đây: đến thăm hỏi, tặng quà những cơ sở nuôi dưỡng người già neo đơn, trẻ mồ côi, bệnh tật... một cách qua loa chiếu lệ.

“Chính ý nghĩa nhân văn của phần thi này đã chạm đến trái tim công chúng, làm thay đổi nhận thức của họ về những cuộc thi hoa hậu, lâu nay chỉ được xem là cuộc tuyển lựa người đẹp có hình thể nóng bỏng và những câu trả lời ứng xử đến mức ngây ngô, nhàm chán” - một người trong giới bình luận.

Hoa hậu Đền Hùng Giáng My cho rằng: “Dự án Người đẹp nhân ái là nét nổi bật của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016. Dự án không chỉ ghi điểm với công chúng bởi giá trị nhân văn mà còn qua đó giúp thí sinh hiểu hơn về vai trò, sứ mệnh cao cả của một hoa hậu”.

“Mục tiêu hướng đến của Hoa hậu Việt Nam 2016 là tôn vinh nhan sắc Việt không chỉ ở ngoại hình mà còn thể hiện ở tri thức, tấm lòng nhân ái luôn hướng về cộng đồng, xã hội” - ông Lê Xuân Sơn (Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016) - nhấn mạnh.

Thí sinh đoạt giải “Người đẹp nhân ái” sẽ được trao quyền vào Tốp 5 thi ứng xử để chọn ra hoa hậu và các á hậu trong đêm chung kết cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2016. Dự án “Người đẹp nhân ái” vì vậy mang sứ mệnh chuyển tải thông điệp của cuộc thi.

“Lâu nay, các cuộc thi hoa hậu vẫn đi tìm một người đẹp nhất để trao vương miện nhưng cái đẹp mà chúng ta tìm kiếm được chỉ dừng lại ở thể hình mà thôi. Hoa hậu đúng nghĩa phải là người có vẻ đẹp ngoại hình, tâm hồn và nhân cách. Dự án “Người đẹp nhân ái” của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam lần này chính là khẳng định hoa hậu được tôn vinh có thực sự đẹp toàn diện hay không” - nghệ sĩ Xuân Bắc nói.

Công chúng sẽ đánh giá công bằng hơn

Nghệ sĩ Xuân Bắc cho rằng: “Đáng ra phần thi “Người đẹp nhân ái” này phải được thực hiện từ lâu ở những cuộc thi hoa hậu trước đây, nhất là Hoa hậu Việt Nam. Với hành trình dài của phần thi “Người đẹp nhân ái” trên sóng truyền hình, khán giả cũng sẽ có điều kiện theo dõi, ghi nhận, đánh giá công bằng hơn về từng thí sinh chứ không chỉ xem thí sinh xuất hiện ngắn ngủi qua đêm thi chung kết”.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo