Phóng viên: Mất bao lâu anh mới hoàn thành kịch bản Ðịa ngục trên cao? Vì sao anh quyết định dàn dựng vở kịch này?
- NSƯT Nguyễn Chánh Tín: Mất ba năm. Từ khi đọc tiểu thuyết Ðịa ngục trên cao của chị Kim Lan, một người bạn rất thân của vợ tôi – ca sĩ Bích Trâm, tôi bị lôi cuốn vào câu chuyện mang nhiều ý nghĩa này và đã viết kịch bản cùng tên. Tôi nghĩ, được dàn dựng kịch bản của chính mình là một điều kiện tốt để thực hiện những ý đồ mà mình đã viết. Cái tứ kịch rất lạ: Có một người đàn bà tìm đến một nhà văn kể về cuộc đời mình để nhà văn có thể viết thành truyện, không ngờ đoạn kết của cuộc đời bà đã lôi cuốn nhà văn. Bi kịch được mở ra với một ý nghĩa sống: Vượt qua được quá khứ tội lỗi thì sẽ được cuộc đời mỉm cười. Ðừng bao giờ xây dựng hạnh phúc trên sự bất hạnh của người khác, bởi có những lỗi lầm tưởng chừng rất nhỏ nhưng lại là bi kịch của chính mình.
. Anh sẽ đóng một vai trong vở kịch này? Nhân vật đó đã hấp dẫn anh ở điểm nào?
- Tôi sẽ đóng vai bác sĩ Vĩnh, người đàn ông đã “buông” đời mình và gặp nhiều bi kịch.Tôi bị mê hoặc bởi sự gai góc mà Vĩnh phải đối mặt.
Có phải do điện ảnh chựng lại, phim Việt
- Tôi trở về sân khấu không phải vì né tránh những khó khăn của điện ảnh và ca nhạc, bởi việc gì đến thì tôi làm. Theo tôi, mọi vấn đề đều xuất phát từ “bột”, đó là kịch bản. Phim Việt
Nhắc đến anh, khán giả nhớ ngay đến nhân vật Nguyễn Thành Luân trong bộ phim Ván bài lật ngửa. Hiện bộ phim này đang phát trên sóng HTV 9 trong chương trình “Phim truyện về khuya”. Thành công của vai diễn này có ý nghĩa gì trong nghề nghiệp của anh?
- Nói đến bộ phim Ván bài lật ngửa là nói đến duyên may trong nghề của tôi. Bộ phim này dài 8 tập, đạo diễn Khôi Nguyên đã chọn tôi vào vai chính. Ðiều làm tôi lo sợ là thể hiện một nhân vật có thật trong lịch sử, đó là anh hùng Phạm Ngọc Thảo. Lúc quay bộ phim này tôi tròn 32 tuổi, còn chú Thảo khoảng tuổi 45, 47. Sau khi được xem những tư liệu, hình ảnh về chú, tôi nhận thấy ngay sự khác biệt về ngoại hình. Chú Trần Bạch Ðằng, tác giả kịch bản, đã động viên tôi, chú khuyên chỉ cần thể hiện đúng tinh thần của nhân vật, chứ đâu phải bê nguyên mẫu đắp vào diễn viên. Phim được thực hiện trong sáu năm với biết bao vui buồn, gian khó. Sau bộ phim này, tôi có nhiều bài học kinh nghiệm trong nghề và trong cuộc sống, giúp tôi đủ nghị lực và can đảm thử sức với nghề đạo diễn qua các bộ phim: Ngôi nhà oan khốc, Chiếc mặt nạ da người, Bản tình ca cuối cùng, Vàng.... Phim Bản tình ca cuối cùng đã giúp tôi đoạt giải kỹ thuật xuất sắc tại Liên hoan Phim toàn quốc lần thứ 10.
Chị Bích Trâm cho biết anh siêng viết nhật ký lắm?
- Vâng. Tôi có dự định sẽ gom nhặt những quyển nhật ký để xuất bản một hồi ký về chuyện đời, chuyện nghề qua những năm tháng hoạt động nghệ thuật của tôi. Trong đó, sẽ có riêng một chương kể về chuyện dàn dựng vở kịch Ðịa ngục trên cao.
Bình luận (0)