xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Nhà văn tự do chứ không tùy tiện

Hòa Bình thực hiện

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều cho rằng người viết sẽ không bao giờ lạc đường nếu hiểu được văn chương vì con người và làm vì điều đó

Phóng viên: Hiện nay, rất nhiều độc giả vẫn cho rằng thơ Nguyễn Quang Thiều khó hiểu. Trong khi đó, việc lựa chọn truyền thống hay cách tân, dân tộc hay hiện đại, phương Đông hay phương Tây không phải là vấn đề đặt ra đối với riêng tác giả nào mà là đối với toàn thể người viết, đặc biệt là người viết trẻ. Quan điểm của ông ra sao?

- Nhà văn Nguyễn Quang Thiều: Thực sự, tôi chưa bao giờ có chủ trương cách tân. Ngay khi xuất bản tập thơ đầu tay “Ngôi nhà 17 tuổi” năm 1990, tôi đã nhận ra có những giọng nói của các nhà thơ đi trước lẫn trong giọng nói của mình. Cũng ngay lúc đó, trong tôi vang lên giọng nói của con người tôi một cách rõ nhất. Đó là hình ảnh của tôi, biểu tượng của tôi, ngôn ngữ của tôi và những ám ảnh của tôi. Và tôi đã đi theo tiếng gọi đó, tập thơ “Sự mất ngủ của lửa” ra đời và giành giải thưởng của Hội Nhà văn năm 1993. Có không ít người gán cho tôi ảnh hưởng thơ Mỹ Latin. Tôi nghe vậy và mỉm cười bởi tin chắc chắn những người nhận xét như vậy chưa hiểu đặc tính của thơ Mỹ Latin là gì. Hơn nữa, đó là giọng nói từ chính tôi và nó là của tôi.

Nhà văn Nguyễn Quang Thiều Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN
Nhà văn Nguyễn Quang Thiều Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Hiện nay, không ít người viết trẻ đi theo trường phái này hay trường phái khác. Thế nhưng, họ lại không đi được đến đâu bởi không có con đường của riêng mình. Họ không phải là họ. Họ chỉ là một bản sao mờ nhạt của một ai đó và ở đâu đấy. Họ phải là chính họ. Chỉ đến khi ấy, họ mới hiện ra riêng biệt và rõ nhất. Nếu không, họ cũng chỉ là kẻ thêm vào trong một dòng người vô tận.

Sách vở thời hiện tại quá tràn ngập ấn phẩm mới nhưng có ý kiến cho rằng phần lớn trong số đó là không đáng để đọc. Thậm chí, nhiều ấn phẩm còn bị coi là “rác” văn hóa. Theo ông, người viết, đặc biệt là người viết trẻ, có nên đi theo hành trình độc đạo trưng bày cá tính của mình thay vì chạy theo “đại lộ” đánh giá của số đông?

- Trong một lần nói chuyện hướng nghiệp với một số học sinh THPT yêu thích văn chương với chủ đề “Làm thế nào để trở thành nhà văn” do Đại sứ quán Mỹ tổ chức, tôi nói với họ rằng tôi không khuyên họ trở thành nhà văn của một triệu bạn đọc nhưng hãy trở thành nhà văn của một bạn đọc. Đó là chính bản thân họ. Lúc đó, văn chương thực sự là điều cần thiết cho chính họ. Họ được sống trong chính trang viết của mình như một nhu cầu tự thân mà không có mục đích thương mại hay danh tiếng gì cả. Và thực tế, hầu hết các nhà văn danh tiếng Việt Nam và trên thế giới đã cầm bút bởi họ muốn đối thoại với chính mình.

Theo ông, có phải tác phẩm văn học đích thực thời nào cũng khó có thể được một số lượng lớn công chúng tìm mua sách và cổ vũ, đặc biệt là trong thời buổi thiếu vắng những “món ăn” tinh thần cao cấp như bây giờ?

- Khi xã hội tràn ngập những thực đơn cho thân xác thì những món ăn tinh thần sẽ bị che khuất hoặc bị vùi lấp. Đó là một quy luật tất yếu. Những tác phẩm văn học đích thực hay những tác phẩm văn học lớn thường đi trước thời đại. Vì thế, có những tác phẩm văn học chỉ được xã hội nhận ra và tôn vinh sau một thời gian dài tồn tại trong im lặng.

Thời gian gần đây, rất nhiều cuốn sách của các tác giả trẻ được thông tin là bán với số lượng ấn bản rất lớn, lên tới vài chục ngàn đến cả trăm ngàn bản, còn tác giả thì bước thẳng lên bậc nhà văn “thần tượng”? Theo ông, chuyện đó có là tất yếu đối với văn học đương đại?

- Bạn đọc chúng ta hiện nay đang nghiêng về xu hướng thỏa mãn tâm lý. Hơn nữa, ở thời nào cũng vậy, những cuốn sách thời thượng thường bán chạy. Cũng như một bộ phim truyền hình ngập tràn nước mắt và ái tình chiếu trên truyền hình sẽ có hàng chục triệu người xem, còn những phim giải Oscar thì số lượng người xem lại rất khiêm tốn. Những cuốn sách best seller như ở Mỹ không bao giờ lọt chạm được vào những giải thưởng văn chương lớn như Giải National hay Pulitzer. Đó không phải là con đường của mọi nền văn học và ở mọi thời.

Ở Việt Nam, số lượng bản in ghi trên bìa sách thường không đúng với số lượng thật. Có 3 lý do: Thứ nhất, người tự bỏ tiền ra in sách thường ghi số lượng in nhiều hơn so với thực tế. Thứ hai, có những nhà xuất bản hay công ty sách ghi số lượng in ít hơn thực tế. Thứ ba, đơn vị kinh doanh thường quảng cáo cho sản phẩm của mình bằng cách thổi phồng số lượng sách bán được để... bán sách. Vấn đề này xuất phát từ lợi ích kinh doanh và sự sĩ diện. Lỗi này đến từ nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi, nguyên nhân chính là hệ thống quản lý in ấn của chúng ta.

Quan trọng nhất vẫn là vấn đề con người, trong khi các cây viết trẻ còn chưa hề ý thức được về sứ mệnh văn chương nhưng đã vênh vang đứng trên bục thần tượng. Theo ông, liệu đó có là tâm thế tốt cho những người cầm bút?

- Sống như thế nào thì tác phẩm sẽ như thế. Tất cả những người cầm bút ảo tưởng về mình, tìm cách quảng bá mình và ngạo mạn về sản phẩm của mình sẽ không bao giờ chạm tới được văn chương đích thực.

Giới viết trẻ, có người cho rằng đừng hỏi thế hệ của họ về vấn đề sứ mệnh lịch sử, họ chỉ viết những gì mình thích, độc giả và thời gian sẽ trả lời là họ có làm nên cái gì hay không. Ông có nghĩ như vậy?

- Đề tài, theo tôi không phải là điều quyết định giá trị của một tác phẩm mà là nhà văn viết về những gì họ quan tâm như thế nào. Thực tế, chỉ có hai con đường đối với người cầm bút mà họ phải chọn một. Thứ nhất, cầm bút sáng tạo trong một cảm hứng tự do và cầm bút trong sự tùy tiện. Tự do mang đến cho nhà văn sự sáng tạo vô bờ và họ sẽ chạm vào cái đẹp, còn tùy tiện sẽ ném nhà văn vào vực thẳm của những điều ích kỷ và tồi tệ. Ý thích cá nhân nếu không được hiểu đúng trên nền tảng văn hóa và nhân văn sẽ dễ dàng dẫn con người đến với sự tùy tiện. Đừng nghĩ cụm từ “sứ mệnh lịch sử” là một điều gì quá to tát mà chính là những gì nhỏ bé, giản dị nhất nhưng lại nhân văn nhất.

Trước những tranh luận trái chiều luôn dấy lên vào mỗi thời điểm văn học bước sang giai đoạn mới hoặc trước các hiện tượng xã hội tiêu cực, người viết nên lựa chọn thái độ như thế nào để có thể chuyển tải được thông điệp thời đại?

- Hãy vì con người. Nếu hiểu được điều đó và làm vì điều đó thì nhà văn sẽ không bao giờ lạc lối.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo