*Thông thường trái tim trẻ là do yêu nhiều, chắc anh đã "từng trải tình trường" không ít để giữ độ trẻ cho trái tim?
- Không hẳn! Đau nhiều mới trẻ. Vì có đau bạn mới sợ nó bị tổn thương và cứ nâng niu để nó trẻ trong mỗi nhịp đập. Hồi trước tôi yêu và đau khổ, dằn vặt rồi lại hiểu được sự đau khổ ấy chẳng ích gì cho mình. Tôi quyết định "biến đau thương thành sức mạnh" và dùng nỗi đau để làm tươi trẻ trái tim mình. Hiện tại với tôi, gia đình là trọng!
- Tôi vẫn cô độc.
*Anh thích cô độc, một thân một mình hay do "ông tơ, bà nguyệt" chưa se duyên?
- Không, tôi có nhiều mình chứ. Học trò của tôi đông lắm. Em nào cũng có thể làm tôi cảm thấy mình sống có ý nghĩa hơn với việc dạy dỗ, tâm sự. Và tôi còn có một người bạn gái thân.
*Bạn gái thân nhất của anh là ai?
- Phương Dung “tào thị”. Hết hồn chưa? “Em gái” này là nơi giúp tôi giải bày những điều tâm sự. Trên thực tế chúng tôi là bạn thân, Dung có chuyện gì buồn thì kể cho tôi nghe, có khi nửa đêm khóc lóc bên điện thoại “tại mày, mày xúi tao lấy chồng giờ tao khổ, tao hận mày Châu ơi!!!”.
- Lúc đó không chỉ tôi, mà nhiều anh trong lớp đã viết thư tán tỉnh Đào. Tôi thì không làm cái việc văn thơ ấy được, chỉ có gửi Đào những tờ báo và gạch dưới những câu nói ngụ ý của tình yêu. Ban đầu, Đào xoe tròn đôi mắt ngạc nhiên, riết rồi thầm hiểu và cười. Sau này, chúng tôi diễn kịch Những đồng đội vui tính, Đào nắm tay tôi và nói: “Đồng chí đừng có nghĩ Hương dễ dãi mà ngỏ lời yêu nhé!”. Cho tới bây giờ tôi không biết đó là lời của Đào hay lời của nhân vật.
*Đến ngày hôm nay anh đã bằng lòng với thành quả? Hay vẫn nói như cách quen thuộc của những ngôi sao là “thành công còn ở phía trước”?
- Ngày nhận được tin mình được Nhà nước phong tặng danh hiệu NSƯT, tôi đã khoe với má. Bà mừng lắm vì đó là điều bà mong chờ. Trong gia tộc, má ba Thanh Nga được truy phong, chú sáu Bảo Quốc đã được đề xuất danh hiệu NSND, còn tôi - thành viên thứ ba trong gia tộc - được công nhận, đó là niềm hạnh phúc rất lớn. Dẫu sau đó một ngày, một nhân viên của Bộ VH-TT&DL điện thoại trực tiếp xin lỗi tôi, vì trong danh sách đăng tải trên trang web của bộ lúc ấy đã ghi nhầm: cố NSƯT Hữu Châu.
*Trong sáng tạo nghệ thuật, anh trân trọng điều gì nhất?
- Sự quyền biến trong diễn xuất. Tại sao lại phải đóng khung mình mà không phá cách, không hướng đến những cái mới để khán giả nhận thấy mình ngày càng thú vị hơn.
*Anh thương và ghét điều gì ở cuộc sống, trên sân khấu, trong sàn tập?
- Ghét và thương của nghề này mong manh lắm, sáng có khi giận, chiều lại thấy thương. Mưa nắng là chuyện của nghệ sĩ nhưng ánh đèn sân khấu không chiều bất cứ ai. Hễ anh nhập tâm cho vai diễn thì nó sáng, nó rực rỡ, nó nâng anh bay bỗng trên không; còn anh hời hợt, để sự ghen tức, căm giận vào vai diễn thì chính ánh sáng đó lột tẩy tất cả sự giả dối của chính anh. Trong sàn tập cũng thế, nếu anh chỉ sống nhờ ánh sáng thì có tập đến vã mồ hôi nó cũng là vai diễn nhạt. Chính vì thế, tôi thích câu nói của những nghệ sĩ đi trước rằng hãy yêu hào quang nghệ thuật chứ đừng yêu bản thân mình trong hào quang đó.
*NSƯT Hữu Châu khác với một nghệ sĩ hài Hữu Châu ngày trước ở điểm gì?
- Băng- rôn viết tên tôi sẽ hao mực và hao vải hơn. Nhưng điều đó nhắc tôi nhớ mình không thể dễ dàng thỏa hiệp với những điều còn ngờ vực trong nghề. Tôi biết từ chối đúng lúc những sô diễn, những vai không hợp với mình. Và đối với các học trò, bạn đồng nghiệp, tôi phải sống giản dị hơn như lúc băng - rôn và tên mình còn nằm ở phía cuối danh sách nghệ sĩ của một đoàn hát nào đấy. Một vài bạn thân bảo sao không đãi tiệc khi nhận danh hiệu, tôi nói điều đó sẽ phí phạm thời gian để tôi tập trung cho nghề, cho việc dạy học. Theo tôi, sự tri ân niềm vui đó thiết thực nhất là khi tôi sống có ích cho sân khấu.
- Nghệ sĩ Tú Trinh. Tôi có nhiều kỷ niệm với chị. Nhất là khi chị diễn Thị Lộ (Bí mật vườn Lệ Chi) và tôi diễn Nguyễn Trãi (vai diễn được bạn đọc Báo NLĐ bình chọn giải Mai Vàng). Chúng tôi còn tiếp tục "chuyện tình" qua các vở: Tình gần, Cậu Đồng, Nắng chiều… Song, mỗi khi diễn lại Nguyễn Trãi của Bí mật vườn Lệ Chi, tôi nhớ cảnh được ôm siết chị vào lòng. Dù sau này diễn với Hồng Ánh, tôi chỉ vịn đến bờ vai thôi, không ôm siết vòng eo để nghe sự đồng cảm của hai tâm hồn nghệ sĩ. Có lẽ chị Tú Trinh cho tôi cảm xúc nhiều hơn.
*Anh không chỉ là nghệ sĩ mà còn là thầy giáo đào tạo thế hệ nghệ sĩ trẻ, vì sao bỗng dưng anh chuyển sang đi dạy?
- Tôi thấy mình mắc nợ nghề giáo. Tôi không xem các học trò mình là những “thần dân” phải tôn kính thầy cô như vua chúa, mà muốn các em xem chúng tôi – những người thầy nghệ sĩ là một đồng nghiệp đi trước. Tôi cũng học ở các em nét thanh xuân trong suy nghĩ, trong biểu diễn và cả trong cuộc sống. Đôi lúc thấy mình trẻ ra và phải trả cho món nợ mà tôi vướng phải, đó là làm thầy.
Tối hôm 11-6, kết thúc khóa đào tạo diễn viên trẻ ở Sân khấu kịch Phú Nhuận, tôi xúc động lắm. Học trò của chúng tôi đã có những nỗ lực đáng ghi nhận. Dù chỉ là một khóa đào tạo của một sân khấu xã hội hóa nhưng tôi và Minh Nhí cố gắng khuôn các em vào hệ thống đào tạo chính quy. Nghĩa là có những môn học được báo cáo chứng chỉ, đó là đêm các em báo cáo phần thi biến đoạn sân khấu gồm nhiều tiểu phẩm, trích đoạn hay. Sắp tới, tôi sẽ cho kiểm tra môn tiếng nói sân khấu, bộ môn này rất quan trọng, không thể xem nhẹ khi hiện nay số đông diễn viên mắc phải chuyện nói ngọng, nói đớt.
*Nhưng một nghệ sĩ khác với một thầy giáo, anh đã làm cách nào để dung hòa cái tôi của nghệ sĩ và thầy giáo?
- Không nhất thiết phải đong đếm cụ thể nhưng tôi tự điều chỉnh cảm xúc để biết lúc nào mình cần thể hiện cá tính một nghệ sĩ và một người thầy. Trước hết tôi dạy dỗ các em ý thức tôn sư trọng đạo, kính trên nhường dưới. Bất kể ai là người lớn vào lớp đều phải đứng chào. Với thầy cô, nghệ sĩ đi trước phải cúi đầu lễ phép. Trong môi trường sân khấu, Minh Nhí lớn tuổi hơn tôi nhưng vì Minh học sau khóa tôi, nên đến hôm nay Minh vẫn gọi tôi là anh rất trân trọng.
*Tính đến thời điểm này, anh đã trả gần hết nợ của nghề giáo?
- Chắc là trả hoài không hết. Vì người đưa đò có bao giờ mong sông cạn để khỏi phải khua nước. Kỷ niệm nhớ nhất là hôm lớp chúng tôi đến Nhà hát TP để chúc thọ NSND Viễn Châu 89 tuổi, hôm đó có GS-TS Trần Văn Khê nữa. Các em học sinh của tôi, cũng như tôi, Minh Nhí, má Hồng Nga, chị Phương Hồng Thủy…đều được hai nghệ sĩ lão thành lì xì lộc tổ. Đó là một kỷ niệm không bao giờ quên trong đời, nó nhắc chúng tôi nhớ công ơn những người chèo đò, đã âm thầm đưa biết bao thế hệ qua dòng sông nghệ thuật của dân tộc.
Mê nghề đạo diễn và giấc mộng "Lá sầu riêng"
- Tôi lấy kinh nghiệm diễn xuất để dàn dựng, phải học hỏi và tham khảo nhiều hơn từ các thầy cô, bạn bè và cả học trò của mình. Vì chính sự nhận xét hết sức mới mẻ, nhiều khi ngây thơ của các em, sẽ cho mình thấy được sự điểu chỉnh. Ở sân khấu IDECAF, tôi cảm ơn một tập thể hết lòng trong sáng tạo, dẫu là một cảnh diễn nhỏ nhưng ai cũng dồn hết sức, không có việc cho qua để rồi tạm hài lòng.
*Vở Quyền lực tình yêu đã mang lại cho anh một giải Mai Vàng năm 2011 với vai trò đạo diễn. Anh có hài lòng với tác phẩm này?
- Như đã nói, tôi có một tập thể diễn viên rất giỏi và hết mình với nghề. Sự thành công đó và vinh dự đó, như trong đêm nhận giải tại Nhà hát TP, tôi đã trình bày với khán giả, tôi cảm ơn vô cùng sự phối hợp của các đồng nghiệp ở các khâu. Một tác phẩm nếu không có sự kết hợp tổng thể thì khó mà tạo được hiệu quả sáng tạo. Quyền lực tình yêu cũng là quyền lực của trái tim dành cho sân khấu, nếu người nghệ sĩ biến tình yêu thành quyền lực, thì hạnh phúc có được chính là buộc trái tim mình không thể sống khác đi với nhịp đập của bạn diễn. Tôi chúa ghét sự ích kỷ trong sáng tạo, sống bạc với bạn diễn, cướp sức sáng tạo của bạn diễn. Điều này sẽ không mang lại kết quả tốt cho một đời nghệ sĩ.
*Nói như anh thì có vẻ lý thuyết, ngày nay người ta vẫn hát nhép, diễn ẩu và vẫn là ngôi sao?
- Nhưng đó là sao xẹt, ngang qua bầu trời rồi tắt. Tôi không tin những ngôi sao đó không có lương tâm, rồi họ sẽ bị chính lương tâm mình giày vò tan nát. Rất nhiều nữa là khác những “ngôi sao” lao vào ánh sáng như con thiêu thân, bỏ lại đằng sau những điều tiếng xấu khiến trong giới xa lánh. Hát nhép và diễn ẩu, diễn dơ, ăn mặc phản cảm đã có văn bản chỉ đạo cụ thể từ các cơ quan có thẩm quyền. Có như thế mới ngăn chặn sự vụt sáng ảo của một số ngôi sao kém tài nhưng háo danh.
*Nghe nói anh đang là trợ lý đắc lực của NSND Kim Cương trong việc phụ bà thực hiện 3 suất diễn tại Nhà hát TP nhân dịp kỷ niệm danh hiệu NSND mà bà vừa được Nhà nước trao tặng?
- Tôi thương cô hai Kim Cương vì đoàn kịch của cô đã ngưng hoạt động nhiều năm rồi. Một mình cô ở tuổi 76 không thể lo tất cả mọi khâu. Do đó, trong ba suất từ 6 đến 8-8 tại Nhà hát TP, tôi là người lo việc tập dợt, làm công tác ngoại vụ và nhiều công việc không tên khác.
*Đã từng gắn bó với đoàn kịch nói Kim Cương, anh nghĩ gì về quá trình phấn đấu của mình?
- Nơi đó là thánh đường cho tôi nhiều bài học quý. Tôi nhớ bà ngoại – cố NSND Bảy Nam. Vì một lần tôi được giao nhiệm vụ giữ đạo cụ để bà diễn, lớp kịch bà Tư mẹ cô Diệu lên trao cho con đôi bông mù u (vở Lá sầu riêng), thế mà tôi làm lạc mất một chiếc. Đến giờ diễn, tôi sợ phát khóc, bà gõ vào đầu tôi một cái, rồi bình thản tìm trong tủ đồ của bà một đôi bông đạo cụ khác. Bà nói: “Con không trân trọng đồ hát của chính mình thì làm sao con trân trọng nghề”. Tôi khóc rất nhiều sau suất diễn đó. Tất nhiên vì quá bất cẩn, tôi làm lạc mất và sau đó tìm được, nhưng bài học tôi thọ giáo từ bà ngoại Bảy Nam chính là bà luôn chuẩn bị sẵn sàng đạo cụ, không để mình bị động.
*Diễn vai cậu năm trong vở Lá sầu riêng, anh nhớ điều gì nhất từ vai kịch này?
- Đó là vai phụ nhưng mang tư tưởng của vở kịch. Ông năm là cậu của cô Diệu, người vì đứng ra bênh cháu mình bị ép gã mà đánh hội đồng hương để bị đày ra Côn Đảo. Rồi nhờ được sống với những bạn tù làm chính trị, cậu năm đã hiểu được chân lý, muốn đứng lên giải phóng kiếp nô lệ, tôi đòi của những nông dân thì phải đấu tranh chống lại bọn thực dân cướp nước. Vai kịch ngắn nhưng tính tư tưởng cao, nhất là ở cảnh cuối, lớp giáo huấn Sang khi biết cháu mình tham sang phụ khó, sợ mất vợ giàu mà nói mẹ mình đã chết. Trong 3 suất diễn của NSND Kim Cương, diễn viên Quốc Trường diễn vai Sang, Xuân Thùy diễn vai Nga và tôi là cậu năm bên cạnh cô hai Kim Cương vai Diệu. Tôi mong đến ngày đó, vì đúng thời điểm kỷ niệm ngày giỗ của NSND Bảy Nam.
*Có bao giờ vai diễn ám ảnh anh, khiến anh phải sợ nhân vật của mình?
- Có, những giấc mộng đến với tôi sau những ngày tập kịch. Gần đây, tôi vẫn thấy mình còn trẻ, ngồi bên cánh gà để xem bà ngoại Bảy Nam diễn vở Lá sầu riêng. Tôi khóc và choàng tỉnh giấc, dường như bà đang ở bên cạnh tôi, mỉm cười, gõ vào đầu tôi một cái và dạy: “Đừng làm lạc mất đồ hát của ngoại nha!”. Và tôi đã có cơ hội để sống lại với vai cậu năm bên cạnh cô hai Kim Cương trong suất diễn 28-4 phục vụ những ngày lễ lớn của TP tại Nhà hát TP, có sự dự khán của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đêm diễn đó rất hạnh phúc và xúc động vô cùng. Vì với thế hệ của cô hai Kim Cương, việc tái ngộ khán giả rất khó khăn, các suất diễn phải đếm từng ngày, từng giờ. Tôi mong sao cô hai sẽ giống bà ngoại, ở tuổi 94 vẫn ngồi bên bàn làm tuồng hóa trang cho vai diễn.
- Tôi cũng xin được sống thọ như thế để diễn vai trẻ (cười). Bởi lúc trẻ đóng vai già, thì lúc già được đóng vai teen chắc là vui lắm. Nói đùa thôi chứ có được ngày nào cũng hít thở khí trời, còn được gặp đồng nghiệp, khán giả, học trò, thì sân khấu vẫn là người tình chung thủy của tôi.
Bình luận (0)