*Không biết bây giờ gọi Việt Trinh là đạo diễn hay diễn viên thì phù hợp nhất?
*Nhưng chị cũng mới xuất hiện trong vai trò là diễn viên trong bộ phim Câu chuyện cuối mùa thu vừa được phát sóng?
- Đúng vậy, nhưng kỳ lạ là chẳng ai nhớ nhân vật Kiều Giang của tôi mà chỉ nhớ tôi là đạo diễn phim Trở về, dù Kiều Giang ngày nào cũng “phơi mặt” trên màn ảnh còn ở phim Trở về thì tôi không có lấy một giây xuất hiện trên khung hình. Nhưng nói thật là bây giờ tôi thấy mệt với chuyện phải ăn mặc đẹp, trang điểm cầu kỳ, mang giày cao gót và xuất hiện trước công chúng bằng những chuẩn mực cần thiết.
- Có lẽ vậy. Với vai trò là diễn viên thì có lẽ cái gì cũng đã trải qua rồi, vai diễn dạng nào cũng đã đảm nhận. Còn làm đạo diễn mọi khó khăn thử thách còn ở phía trước, là sự khám phá khả năng của bản thân và thử thách chinh phục khán giả. Sau khi đóng phim Câu chuyện cuối mùa thu, tự nhiên tôi có ý nghĩ là thôi, chắc không đóng phim nữa.
* Thật không?
- 90% là vậy. Những vai diễn không còn hấp dẫn tôi nữa.
* Hay là vì vai Ngọc Trầm lúc nhỏ của chị bị khán giả phản ứng vì tạo hình quá xì tin?
- Cũng không hẳn vậy. Phim Câu chuyện cuối mùa thu tôi đảm đương hai vai – một vai mẹ và một vai con. Vào vai mẹ tôi thấy thoải mái vì dạng đó mình cũng đóng nhiều. Nhưng vào vai con - Kiều Giang, tin không, đóng phim mấy mươi năm rồi vậy mà vào vai này thời gian đầu trên trường quay tôi còn bị đơ. Không biết có phải vì mình mất lửa hay là đã hết duyên với các vai diễn hay không nữa. Nhưng chắc là thôi, vai trò đạo diễn bây giờ hấp dẫn tôi hơn.
...và quý phái trong vai trò Giám đốc công ty truyền thông Sena media
Gặp Việt Trinh vào buổi trưa tại văn phòng của chị, công ty truyền thông Senamedia, chị giản dị trong trang phục quần jean "bụi' và áo sơ mi. Chị đùa "lúc này thấy chị xuống sắc chưa", nhưng nhìn khuôn mặt không trang điểm của chị tôi lại tìm thấy một vẻ đẹp khác. Không phải là sự lấp lánh của trang sức cũng không phù phiếm hào quang mà lại là nét đẹp chân phương trong sự trầm tĩnh, nhẹ nhàng. Nhiều người gọi đùa Việt Trinh là "người đẹp không tuổi" bởi thời gian gần như chưa thể khiến khuôn mặt ngôi sao điện ảnh của một thời phải mờ phai trước tháng năm. |
- Tôi đang làm Trở về 2.
* Sẽ là phần tiếp theo của câu chuyện cũ?
- Không, nhân vật, câu chuyện, bối cảnh hoàn toàn mới. Chỉ có chung sợi dây liên kết là triết lý nhân quả mà êkip thực hiện muốn gửi gắm.
* Lại là nhân quả - giống như một “đặc sản” của phim Việt Trinh, nhưng chị có thấy mình đơn độc khi đi theo con đường này – trong khi nhiều đơn vị sản xuất ào ào làm phim đề tài tình yêu, ăn khách để thu hút rating, quảng cáo?
* Vậy câu chuyện của Trở về 2 là…?
- Về một gia đình, phải gánh chịu hậu quả từ lời nguyền của thế hệ cha ông. Bối cảnh sẽ quay ở Kon Tum và trên đất nước Lào.
* Trở về 1 ở Campuchia, lần này lại sang Lào, chị không sợ khán giả bảo là sinh ngoại?
- Không phải là “sính ngoại”, mà là tôi muốn phục vụ thị giác của khán giả trước, bối cảnh phim sẽ là những thắng cảnh tuyệt nhất của nước Lào. Nếu cứ quay ở những bối cảnh quen thuộc ở Việt Nam thì có thể sẽ gây nhàm chán. Tôi cũng tránh đi những bối cảnh biệt thự đã quay quá nhiều, làm được cái gì tươi mới cho khán giả thì tôi sẽ làm.
* Nhưng như thế kịch bản cũng đã chủ ý viết về bối cảnh Lào?
* Ai sẽ là diễn viên chính cho Trở về 2?
- Giấu, tôi đã lựa chọn người hoàn toàn mới trong yêu cầu cũ: phải biết diễn bằng mắt.
Đoàn phim Trở về 2 của Việt Trinh cũng vừa lên đường đến Lào để thực hiện những thước phim đầu tiên nhân lễ hội té nước Bun Pimay - lễ hội truyền thống của người dân Lào diễn ra mỗi năm một lần vào tháng 4. Sau đó đoàn sẽ tiếp tục cảnh quay ở khu làng người Việt tại Pắc-xế. Tại Việt Nam bối cảnh chính được chọn là Kon Tum với ngành nghề trồng cà phê của đồng bào miền núi. |
*Làm phim lần này chắc là còn áp lực hơn lần trước?
- Đúng! Vì Trở về 1 ít nhiều đã gây dấu ấn thì phim tiếp theo không được phép dở hơn. Tôi cũng phải vất vả ở khâu dàn dựng mới hoàn toàn những nội cảnh. Nhưng điều quan trọng nhất là nỗ lực xây dựng chân thực nhất có thể từ câu chuyện, bối cảnh đến nhân vật… Khán giả bây giờ tinh tế lắm, mình cố làm cho bóng bẩy nhưng không thật thì cũng bị họ nhận ra thôi. Tôi làm phim ở góc độ khán giả, phải làm hài lòng mình trước đã, chứ nếu mà đứng ở góc độ sản xuất thì sợ đủ thứ: kinh phí, thời gian, công sức …
* Cứ lao theo những dự án phim mới như vậy, con trai chị - bé Thiện Nhân ở nhà làm sao?
- Bé có người trông. Mà tôi cũng không đi đâu quá lâu, lần trước làm phim Trở về mấy tháng ghi hình ở Campuchia, về con không thèm nhìn mặt mẹ. Thương lắm!
*Mỗi lần nhắc con là thấy mắt chị vui ngời ngời?
- Con trai là niềm hạnh phúc nhất đời tôi đấy. Cu Nhân là điểm tựa và cũng là tất cả tình yêu trong trái tim tôi. Công việc cũng có những lúc thật sự khó khăn đến mức muốn bật khóc, nhưng cứ nghĩ đến bé Nhân, tôi lại cố hết sức để vượt qua. Vì nếu gánh áp lực tâm lý quá lớn thì cũng sẽ tạo nên một từ trường rất xấu cho con mình. Lúc nào tôi cũng nghĩ mình chỉ được mang về nhà niềm vui và tình yêu thương không vướng bận cho gia đình nhỏ của mình.
* Gia đình nhỏ nhưng khuyết mất một ngọn nến, có khiến trái tim người mẹ đôi lúc phải se lòng?
- Có chứ! Tất nhiên cuộc sống của tôi bây giờ là do bản thân tôi lựa chọn và quyết định. Tôi thấy mình cũng đủ đầy hạnh phúc bên cạnh con trai tôi và cũng tin mình đủ sức mạnh và nghị lực, vốn sống đủ để dạy dỗ con trai nên người. Nhưng ai mà tránh được những khoảnh khắc cũng cảm thấy chạnh lòng. Rất nhiều lần đi công tác, ngồi nói chuyện với những người phụ nữ có gia đình hạnh phúc trọn vẹn, cũng có một chút mủi lòng khi ai đó phản đối chuyện nuôi con đơn thân, hay chia sẻ những hạnh phúc đủ đầy mà họ đang có. Con người, nhất lại là con gái, ai mà không muốn mình có được một gia đình trọn vẹn đâu. Nhưng, sau cái chữ nhưng đó phải là mấy ngàn dấu chấm cho hàng ngàn lý do tan vỡ…
* Nhưng bé Thiện Nhân là lựa chọn của chị, chưa phải thuộc về tan vỡ…?
*Một đứa trẻ thiếu cha đôi khi lớn lên bằng một sự thiếu vắng tình thương không thể lấp đầy?
- Tôi cũng là một đứa trẻ thiếu vắng tình cha, hơn ai hết tôi hiểu sâu sắc điều đó, biết ở thời điểm nào trẻ nhỏ sẽ bị những chấn động, tổn thương tâm lý. Suốt những năm cấp 2 tôi luôn buồn bã, hành hạ mẹ bằng đủ mọi lý do, những câu hỏi cắc cớ về cha tôi nhưng rồi cũng đến thời điểm trưởng thành, nhận thức được tất cả những được mất quanh mình. Cuộc sống rồi cũng vững vàng. Chính vì vậy, tôi tin mình đủ sức mạnh để có thể đưa bé Nhân lớn lên với cuộc đời, sẽ không để bé phải cảm thấy thiếu vắng, thiệt thòi và nhất là không có khoảng trống đơn độc để bé phải hỏi mẹ những câu hỏi như tôi đã từng.
* Nhưng bé Nhân sau này có quyền biết cha bé là ai?
- Biết chứ, lớn lên tự khắc bé sẽ được biết. Chỉ là mọi người sẽ không biết thôi (cười). Bé trầm tính giống ba.
* Yêu con như vậy nhưng không bao giờ thấy chị khoe con trên báo?
Ngồi trò chuyện với tôi, thi thoảng Việt Trinh lại nhắn tin cho cô giáo hỏi thăm tình hình bé Thiện Nhân. Bé đang học ở trường làng - Lái Thiêu, nơi mà Việt Trinh bảo cô giáo đúng nghĩa như mẹ hiền. Không "khoe" con trên mặt báo, nhưng chị không ngại cho tôi xem những bức ảnh bé Nhân nghịch ngợm ở nhà, trong nhà banh, đi chơi... Cậu bé có khuôn mặt sáng và lém lỉnh ấy là tất cả cội nguồn yêu thương của Việt Trinh bây giờ. Chị nói cứ mỗi lúc được về nhà với con là cho dù đường xa cách mấy cũng thấy không mệt mỏi, nhiều khi "vừa lái xe vừa hát". "Khi nào có con, bạn sẽ hiểu có những hạnh phúc như vô bờ, bất tận" - Việt Trinh nói vậy. |
- Là ngày tôi mất mẹ, vào năm 2004. Lúc đó, tôi đã nghĩ mình mất tất cả. Gần như tôi mất trí nhớ suốt những ngày sau đám tang của má tôi. Mấy ngày má bị chuyển vô bệnh viện, tôi đã đau khổ tột cùng, má cứ sống đi chết lại trên tay tôi năm lần bảy lượt. Tôi cứ như mất trí, thì thầm vào tai má là má ơi con thương má lắm. Tôi cũng ngất lên xỉu xuống mấy lần, nhưng lúc anh trai tôi báo tin “Trinh ơi, má đi rồi!” thì tôi hoàn toàn tỉnh táo. Đi lơ ngơ vào bệnh viện mà tôi không biết tại sao mình có thể bình tĩnh đến lạ lùng như vậy. Nhưng mấy ngày sau thì tôi mê sảng, ú ớ nói những điều kỳ lạ đến mức gia đình phải nhờ các thầy về cầu an cho tôi.
* Còn điều gì mà chị chưa làm được cho ước nguyện của mẹ khi còn sống không?
* Một thời vàng son của chị - cũng là tiền đề cho cả một thời “bi ai” trong cuộc sống riêng, mẹ chị có chia sẻ được với tâm tư của con gái?
Khi nhắc lại những ký ức về mẹ, chị đã rơi nước mắt. Cảm xúc như vẫn còn vẹn nguyên và khắc sâu trong tâm khảm hình ảnh của ngày mẹ chị ra đi. Những khoảng lặng giữa cuộc trò chuyện và đôi lần chị cố khỏa lấp bằng nụ cười khiến người đối diện cảm thấy se lòng. Từ ngày mẹ không còn nữa, điểm tựa cao cả nhất của chị bấy giờ "phía trên là Phật, gần nữa là sư phụ". Và cũng chỉ cần như vậy thôi để trái tim của một người có thể dịu lại, ấm áp hơn trong cuộc sống bôn ba với rất nhiều những điều không thể nào lường trước được. |
* Người của công chúng vẫn hay bị soi mói đời tư, rồi cũng thành quen phải không?
- Quen là khi mình đã chấp nhận được tất cả những thị phi nhưng cũng có lúc quá sức chịu đựng. Có một thời gian suốt 4 tháng ròng rã tôi không dám ra đường vì dư luận bủa vây mình. Tôi tự hỏi mình đã làm điều gì sai mà phải gánh chịu những mũi dùi phán xét đến như vậy trong khi tất cả cũng chỉ là chuyện riêng của cá nhân tôi, gia đình tôi. Có lúc, tôi đã nghĩ đến cái chết và đã hoạch định cho mình cả thời gian để ra đi vì không chịu nổi những lời cay nghiệt.
*Một kế hoạch “chết”…?
- Đêm trước ngày nghĩ rằng mình sẽ chọn cách buông xuôi, bỏ cuộc, tôi uống rượu rất nhiều và nghĩ quẩn. Không tìm thấy lối thoát cho bản thân, duy nhất một ý nghĩ le lói khi thức dậy vào buổi sáng, đầu óc vẫn còn váng vất là nghĩ thôi trước khi quyết định cái gì thì đi chùa, thả lòng thanh thản trước đi đã. Vậy là tôi tìm đến cửa chùa như một duyên may, nói chuyện với sư cô cả buổi về nhân tình thế thái.
* Nhưng trái tim con người luôn đủ sức kiên cường và càng mạnh mẽ hơn sau những niềm đau?
- Thật vậy, càng lúc tôi càng hiểu sâu sắc rằng cái gì rồi cũng qua, thời gian có giá trị của riêng nó. Mọi thị phi hiểu lầm hay phán xét nhẫn tâm nào rồi thì cũng sẽ qua đi. Nếu đang ở trong vòng xoáy của dư luận, bản thân mình càng thanh minh thì mọi việc sẽ càng thêm rối rắm. Tôi hiểu rằng im lặng mới là điều cần thiết nhất.
* Dù thế nào thì đường vẫn còn dài, cánh cửa tình cảm không có nghĩa đã khép lại mãi mãi trước chị?
- Tôi không dám nói trước điều gì nhưng hiện tại tôi cũng không nghĩ đến điều gì khác hơn ngoài công việc. Tôi có nhiều đồng nghiệp nam, nhưng đến với nhau cũng chỉ là trong mối quan hệ công việc, bạn bè thân quý. Còn không có ai đến để nói “mình yêu nhau đi”, chắc là giờ già xấu rồi nên không ai thèm.
- Trời, không biết nói sao cả. Mà nói nghiêm túc thì thật sự mọi thứ đều bắt đầu từ bên trong tâm mình cả. Tất nhiên là không ai có thể cưỡng lại quy luật của tạo hóa. Đức Phật đã nói là con người làm sao mà răng không rụng tóc không bạc da không nhăn. Nhưng cái tâm của mình có bình an thanh thản không mới là quan trọng.
- Hồi đó, tôi cũng là người hay sân si, thấy ai có cái gì mình không có thì cũng không chịu. Nhưng giờ thì thấy những thứ đó là phù phiếm, không có gì là quan trọng. Cái gì tôi cũng đã trải qua rồi, đứng trên đỉnh hào quang và cũng đã rơi xuống vực sâu tuyệt vọng, hiểu được những được mất trong cuộc đời mình.
* Cảm ơn chị vì những chia sẻ chân thành
Bình luận (0)