xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sân khấu chật vật dựng vở Tết

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Sàn diễn kịch nói và cải lương rất khó nhọc trong việc tìm kịch bản hay cho mùa Tết. Vì thế, sân khấu kịch mùa Tết có chiều hướng ảm đạm

Từng là món ăn tinh thần được lựa chọn của người dân TP HCM vào mùa Tết nhưng năm nay, các sân khấu “trụ cột” như: Kịch IDECAF, Kịch Hồng Vân, Kịch Hoàng Thái Thanh, Kịch Sài Gòn, Nhà hát Thế Giới Trẻ, Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang đều rơi vào tình trạng bị động. Các sàn diễn này đã chọn giải pháp an toàn, không dám đầu tư nhiều vở mới vì sợ vắng khán giả.

Vui là chính

Tuy vậy, các sàn diễn nêu trên vẫn cố gắng có vở mới. Sân khấu Kịch IDECAF có 4 vở: “Sắc màu”, “Chúng ta là gia đình”, “Đời bỗng dưng vui” và “Yêu đi thôi”. Nhà hát Thế Giới Trẻ có 2 vở: “Hồn anh xác em”, “Chúng ta thuộc về nhau”. Tiếp tục chọn đề tài dựa theo tác phẩm văn học của Nguyễn Ngọc Tư, Tết Đinh Dậu này, Sân khấu Hoàng Thái Thanh ra mắt vở “Mơ trăng bóng nước”.

Cảnh trong vở “Mơ trăng bóng nước” của Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh
Cảnh trong vở “Mơ trăng bóng nước” của Sân khấu Kịch Hoàng Thái Thanh

Sân khấu Kịch thử nghiệm Hồng Hạc của đạo diễn Việt Linh cũng có 2 vở mới: “Ngộ nhận” và “I am đàn bà” (chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Y Ban). Sân khấu Kịch Trịnh Kim Chi có 3 vở: “Phim trường đại chiến”, “Chàng với thiếp” và “Lọ Lem công chúa”.


Cảnh trong vở “Chàng và thiếp” của Sân khấu Trịnh Kim Chi

Cảnh trong vở “Chàng và thiếp” của Sân khấu Trịnh Kim Chi

Bên cạnh việc khai thác một số vở cũ còn ăn khách, Kịch Hồng Vân có vở mới “Ám ảnh kinh hoàng”. Với 4 vở: “Mộ sống”, “Người chết trở về”, “Người yêu ma” và “Ma cưới”, Kịch Sài Gòn vẫn trung thành với dòng kịch kinh dị pha hài hước.

Trong khi đó, Nhà hát Kịch TP HCM với vở “Mùa Xuân đại náo” của tác giả Vương Huyền Cơ sẽ diễn mùa Tết tại rạp Công Nhân. Ngoài ra, đạo diễn Lê Nguyên Đạt còn dàn dựng 2 vở hài: “Thần kê đại hiệp” và “Lộc phát tài” quy tụ các nghệ sĩ hài: Ngọc Giàu, Bảo Quốc, Thanh Hằng, Chí Tài, Trấn Thành, Gia Bảo…

Nhận xét ở góc độ chuyên môn sau khi xem phúc khảo các vở Tết, đạo diễn - NSƯT Trần Minh Ngọc, thành viên Hội đồng Nghệ thuật Sở Văn hóa và Thể thao TP HCM, phân tích: “Thủ pháp chung trong dàn dựng kịch Tết năm nay vẫn vui là chính. Câu chuyện hài hước, tươi vui, mang tính nhân văn sâu sắc, thông điệp giáo dục nhẹ nhàng. Kịch Hoàng Thái Thanh dựa theo tác phẩm văn học có phần sâu lắng hơn với thông điệp nâng cao tâm hồn người xem, mà vở “Trăng mơ bóng nước” đáng là điểm đến cho những ai yêu thích kịch văn học. Kịch Trịnh Kim Chi năm nay đa sắc màu với 4 phong cách, trong đó có cổ trang, là một nỗ lực của thương hiệu kịch này. Kịch IDECAF vẫn mạnh về đề tài hài hước, châm biếm cộng với thông điệp kêu gọi nâng cao giá trị văn hóa và sự tử tế trong cuộc sống. Bốn vở mới của thương hiệu này có thể là sự lựa chọn của người xem vào mùa Tết năm nay”.

Khó vẫn phải làm

Theo nhận định của các nhà chuyên môn, lượng khán giả của các sân khấu kịch tại TP HCM đã giảm 40% - 60%. Ngày thường vốn đã rất khó để quy tụ lực lượng diễn viên vì họ bận quay phim, quay game show truyền hình thì dịp cuối năm, các nghệ sĩ càng tăng tốc cho hàng loạt chương trình truyền hình phát sóng ngày Tết. Vì thế, gần sát lịch diễn mà một số sân khấu kịch vẫn chưa có vở mới diễn Tết, các ông bà bầu lắc đầu thở dài. Như vậy, kịch Tết sẽ hiếm hoi vở hay, có thể “sống” đến hết tháng giêng.

Cảnh trong vở “Mùa Xuân đại náo” của Nhà hát kịch TP HCM
Cảnh trong vở “Mùa Xuân đại náo” của Nhà hát kịch TP HCM

Ông Huỳnh Anh Tuấn, Giám đốc Sân khấu IDECAF, cho biết tình hình sân khấu kịch mùa Tết có chiều hướng ảm đạm, nguyên nhân vẫn do diễn viên chạy sô quá nhiều. Thù lao game show, đóng phim mùa Tết hấp dẫn hơn nên họ bỏ sàn kịch. Nếu trước đây, nỗi lo của kịch Tết là thiếu kịch bản hay thì nay có thêm tình trạng không tập hợp đủ dàn diễn viên cho tiến độ tập kịch.

“Tuy nhiên, với IDECAF, nhờ lực lượng nòng cốt ổn định nên 4 vở mới diễn dịp Tết của chúng tôi đã gần hoàn tất” - ông bầu Huỳnh Anh Tuấn có phần an tâm.

NSƯT Ca Lê Hồng nhận định kịch Tết năm nay có vài vở có thể “sống” qua hết tháng giêng. Số còn lại vẫn trong khả năng “chết yểu” sau những ngày Tết.

Mong muốn của các sàn diễn là tạo dựng lại thói quen đến rạp xem kịch của người Sài Gòn. Khán giả mua vé vào xem và thưởng thức, đánh giá tác phẩm bằng thái độ nghiêm túc. Điều này khác hẳn với khán giả xem game show được nhận thù lao để vỗ tay tán thưởng. Do vậy, đánh giá vở Tết qua sức hút của khán giả mua vé đối với đội ngũ nghệ sĩ bao giờ cũng là lộc đầu Xuân để mỗi người cảm nhận mình còn được công chúng yêu mến hay không, từ đó dốc sức làm nghệ thuật một cách tử tế.

Nỗ lực của cải lương

Cải lương mùa Tết đã không còn cam phận yên ắng khi rạp Hưng Đạo sẽ sáng đèn trong 10 ngày qua các vở: “Hoa vương tình mộng”, “Hiu hiu gió bấc” và “Hồn ma báo oán”.

Theo đạo diễn - NSND Trần Ngọc Giàu, Giám đốc Nhà hát Trần Hữu Trang, việc tập thói quen cho khán giả quay lại rạp Hưng Đạo hiện nay hết sức khó. Vở mới ra mắt với nhiều diễn viên trẻ, dù có sự công phu trong tập dượt nhưng để đưa đến công chúng - vốn quen xem theo mặt nghệ sĩ tài danh - là một thách thức. Tuy nhiên, nhà hát vui mừng vì đã có 3 vở mới diễn Tết trong nỗ lực chung của sân khấu.

“Sau mùa Tết, sàn diễn rạp Hưng Đạo sẽ nóng lên với các chuyên đề sân khấu vinh danh những nghệ sĩ thuộc thế hệ vàng, tôi tin đông đảo khán giả cải lương sẽ quan tâm” - NSND Trần Ngọc Giàu bày tỏ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo