xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Sử dụng nhạc chưa được phép: Có phép hay không chẳng ai hay !

Ân Thông - Hoàng Lan Anh

Một khi công tác quản lý Nhà nước chuyên ngành có nhiều bất cập, cơ quan quản lý Trung ương và các địa phương mạnh ai nấy làm, ca sĩ mạnh ai nấy hát thì việc thực thi luật pháp cũng trở nên rối ren

Rất nhiều ca khúc nổi tiếng từng được hát trên các sân khấu trong nước bị loại khỏi chương trình khiến khán giả ngỡ ngàng vì đến giờ mới phát hiện  là chưa được phép phổ biến

Việc có tới 11 ca khúc chưa được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) cho phép phổ biến nhưng vẫn được Sở VH-TT-DL Thanh Hóa cấp phép biểu diễn trong chương trình live show của ca sĩ Chế Linh (dự kiến diễn ra tại Hà Nội, vừa bị Sở VH-TT-DL Hà Nội hủy bỏ) chỉ là một phát hiện trong vô số những sai phạm về sử dụng các ca khúc chưa được phép phổ biến trong các chương trình tổ chức biểu diễn. Điều đó cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý hiện nay giữa các địa phương và giữa địa phương với Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ VH-TT-DL.

Ngỡ ngàng vì chưa được phổ biến

Không phải chỉ riêng live show của ca sĩ Chế Linh, đơn vị tổ chức biểu diễn mới gửi hồ sơ xin phép biểu diễn chương trình có những ca khúc chưa được phép phổ biến. Trong chương trình Giọt sương thu vừa được tổ chức tại Cung Văn hóa Hữu Nghị Hà Nội cuối tháng 10, các chuyên viên của Sở VH-TT-DL Hà Nội cũng phát hiện có tới 4 bài hát không nằm trong danh mục được phổ biến nhưng lại có trong hồ sơ xin cấp phép. Mới nhất, trong hồ sơ xin cấp phép chương trình Tặng bạn tri âm số 1 diễn ra tại Nhà hát Âu Cơ tối 3-11, Sở VH-TT-DL Hà Nội cũng tìm thấy hơn 10 bài hát không có trong danh mục được phổ biến. Đó là các ca khúc: Cho em quên tuổi ngọc, Còn yêu em mãi, Rau răm ở lại, Sang ngang, Tiễn em, Tương tư 4, Mười năm tình cũ, Mười năm yêu em, Linh hồn tượng đá, Một đời tan vỡ, Mình ơi...

img
Ca sĩ Chế Linh biểu diễn trong đêm nhạc diễn ra ngày 20-10 tại Hà Nội - chương trình bị phát hiện có nhiều bài hát chưa được cho phép phổ biến. Ảnh: C.T.V

Rất nhiều ca khúc nổi tiếng từng được hát trên các sân khấu trong nước bị loại khỏi chương trình khiến khán giả ngỡ ngàng vì đến giờ mới phát hiện  là chưa được phép phổ biến. Có thể đơn cử: Ly rượu mừng, Nửa hồn thương đau, Người đi qua đời tôi... của nhạc sĩ Phạm Đình Chương; Hà Tiên của Lê  Dinh…

Theo quy định hiện hành, những ca khúc được sáng tác và phổ biến trước năm 1954, ở miền Nam trước năm 1975, những sáng tác của người Việt định cư ở nước ngoài muốn phổ biến trong nước đều phải được Bộ VH-TT-DL cấp phép. Và muốn được cấp phép, các ca khúc này phải có một đơn vị tổ chức biểu diễn hoặc đơn vị sản xuất đĩa nhạc làm hồ sơ xin phép sử dụng sản xuất, biểu diễn thì lúc ấy Bộ VH-TT-DL mới xem xét cấp phép. Trên thực tế, có rất nhiều ca khúc nhạc tình  sáng tác tại miền Nam trước năm 1975 đã được phổ biến rộng rãi thông qua băng đĩa lậu được nhập về từ nước ngoài trong nhiều năm trước đây, nay ca sĩ lấy ra sử dụng  biểu diễn trên các sân khấu mặc dù trong số đó có không ít ca khúc chưa có trong danh sách các ca khúc được phép lưu hành.

Nhạc cấm vẫn sử dụng công khai

Khác với những bài hát chưa có trong danh sách được phép lưu hành, những bài hát cấm lưu hành là những sáng tác có nội dung tâm lý chiến của chế độ cũ, ra đời ở miền Nam trước năm 1975, như: Chuyện một chiếc cầu đã gãy, Sương trắng miền quê ngoại, Trăng tàn trên hè phố, Con đường xưa em đi, Rừng lá thấp, Ba tháng quân trường, Những ngày xưa thân ái, Xuân này con không về… Thế nhưng, những bài hát cấm này hiện nay cũng đã được đăng tải công khai trên các trang web âm nhạc do Nhà nước quản lý như Nhacso.net, Nhaccuatui, Zing mp3, Nghenhac info… Chỉ cần gõ bất kỳ tên bài hát nào trong số những bài hát kể trên trong công cụ tìm kiếm của các trang nhạc này, người nghe nhạc sẽ được nghe những bài hát này qua nhiều giọng ca: Tuấn Vũ, Chế Linh, Duy Khánh, Trường Vũ, Thanh Tuyền, Phương Dung, Phượng Mai, Hoàng Oanh, Quang Lê… Có thể nói cả một kho bài hát thuộc dạng này được các trung tâm sản xuất đĩa nhạc trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài thu thanh từ hơn 30 năm qua đã được các trang web âm nhạc này cạnh tranh nhau đăng tải khá đầy đủ để phục vụ công chúng yêu nhạc. Từ đây, người nghe có thể nghe một mình, tải xuống máy nghe nhạc để nghe và gửi cho bạn bè nếu muốn thông qua các thanh công cụ tiện ích. Có thể nói đây là những phương tiện phổ biến nhanh nhất, hiệu quả nhất và không qua khâu kiểm duyệt của cơ quan chức năng thuộc ngành văn hóa.

Việc công khai sử dụng nhạc chưa được phép lưu hành và những bài hát thuộc diện cấm phổ biến trên các trang web âm nhạc thuộc quyền quản lý của Nhà nước như hiện nay dễ khiến công chúng nhầm tưởng các ca khúc này đã được cấp phép lưu hành.

Trong rất nhiều chương trình biểu diễn tại các phòng trà ca nhạc, nhà hàng ca nhạc, ca sĩ và nhà tổ chức công khai biểu diễn không những ca khúc chưa được phép trình diễn mà còn những ca khúc bị cấm. Nhất là trong những đêm diễn có các ca sĩ từng hát dòng nhạc tâm lý chiến này khi họ được cấp phép trở về Việt Nam biểu diễn.

Cơ quan cấp phép cũng bị hố

Cũng có một số ca khúc thuộc diện cấm vì nội dung có liên quan đến lính chế độ cũ lại nằm trong danh sách được phép phổ biến, do cơ quan cấp phép không nắm rõ nên bị đơn vị xin phép sử dụng qua mặt, như ca khúc Câu chuyện đầu năm của Hoài An. Ca khúc này được sử dụng nhiều trong các chương trình nhạc xuân, trong đó có một số ca từ được sửa, thay vì “đón xuân nơi trận tiền” đã sửa lại “đón xuân trên mọi miền”…

Kỳ tới:  Mạnh ai nấy làm

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo