xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tạm dừng phát ấn Hội Tao đàn ở Quảng Ninh

Kiều Mai Sơn

Trước phản ánh của báo giới trong đó có Báo Người Lao Động về việc Quảng Ninh phát ấn lỗi, ông Bùi Quang Nam - Chánh Thanh tra Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Quảng Ninh - cho biết ngày 7-2-2017, sở này có văn bản gửi Hội Văn học Nghệ thuật (VHNT) Quảng Ninh yêu cầu báo cáo giải trình.

Theo ông Nam, Hội VHNT là hội chuyên môn của các văn nghệ sĩ, phát ấn là do hội này “sáng tác ra” để động viên văn nghệ sĩ, “hình như có phát cho cả nhân dân nữa”. Trước mắt, sở yêu cầu tạm dừng việc phát ấn này. “Sở sẽ cho kiểm tra, đối chiếu với các quy định của nhà nước, nếu sai đến đâu sẽ xử lý đến đó” - ông Bùi Quang Nam nói.


Giấy mời do ông Phạm Ngọc Thành ký tên và đóng dấu

Giấy mời do ông Phạm Ngọc Thành ký tên và đóng dấu


Các chữ trên lá ấn 2017 trên dưới “đá” nhau

Các chữ trên lá ấn 2017 trên dưới “đá” nhau

Trước thông tin Quảng Ninh khai ấn lỗi trong mấy ngày qua, ông Phạm Ngọc Thành, Chủ tịch Hội VHNT Quảng Ninh, có phân bua với báo chí rằng ấn của hội dùng trong dịp lễ vừa qua “là đúng”. Về 2 chữ được TS Nguyễn Tuấn Cường, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, chỉ ra là viết sai, ông Phạm Ngọc Thành giải thích chữ “Tao” ở mặt ấn có nghĩa gặp gỡ của những người văn chương đầu năm, còn chữ “Hồng” là cầu mong may mắn đầu năm.

Không riêng TS Nguyễn Tuấn Cường, nhiều chuyên gia Hán Nôm khác như PGS-TS Nguyễn Thanh Tùng (Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội), TS Phạm Văn Ánh (Viện Nghiên cứu Văn học)... đều khẳng định ấn Hội Tao đàn của Quảng Ninh khắc sai 2 chữ nói trên.

Còn cách lý giải của ông Phạm Ngọc Thành cho thấy đã vụng chèo còn không khéo chống, càng giấu đầu thì lại hở đuôi. Bởi lẽ, làm sao chữ “Hồng” ở mặt ấn và thành ấn khác nhau?

Còn phải kể thêm trên lá ấn phát cho mọi người có 4 chữ “Hồng Đức phổ tề” (tạm dịch: Đức lớn ban khắp) bên trên và 6 chữ “Hồng Đức hiệu, Tao đàn hội” bên dưới không đúng thứ tự thì 2 chữ “Hồng” cũng đã... “đá” nhau!

Một chứng cứ khác quan trọng là trong giấy mời do chính ông Phạm Ngọc Thành ký tên và đóng dấu ghi rõ ở Chương trình lễ hội: 10 giờ - 10 giờ 30. Mời lãnh đạo trung ương, lãnh đạo tỉnh gióng trống đồng khai hội, khai bút - khai ấn “Hội Tao đàn niên hiệu Hồng Đức” và “Phát ấn “Hội Tao đàn niên hiệu Hồng Đức”. Vậy mà ông chủ tịch Hội VHNT Quảng Ninh còn cãi lý: chữ “tao” là gặp gỡ.

Không phải chỉ 2 chữ “Hồng” và “Tao” khắc sai, trên thành ấn, mặt có dòng 10 chữ là “Truyền đăng sơn từ thu quý nguyệt Nhâm Ngọ niên” nhưng sắp xếp không theo đúng thứ tự. Trong đó,“quý thu nguyệt Nhâm Ngọ niên” thì viết sai chữ QUÝ. Chữ Quý đã khắc là Quý trong thiên can (癸). Đây là khắc sai. Còn quý thu là đầu mùa thu thì viết đúng phải là Quý (季).

Nhâm Ngọ niên là năm nào? Thế kỷ XXI thì đó là năm 2002; thế kỷ XX chỉ có năm 1942. Chẳng phải ấn này được chế tác bằng gỗ lần đầu tiên năm 2014, tức năm Giáp Ngọ. Như thế càng lộ cái yếu kém của người tạo tác ấn là thiên can địa chi không thạo nên viết sai từ Giáp Ngọ lộn thành Nhâm Ngọ?

Ngành Hán Nôm hiện nay không thiếu các chuyên gia học vấn uyên thâm để xin ý kiến tư vấn. Đáng tiếc là Hội VHNT Quảng Ninh, mà đứng đầu là ông chủ tịch hội, đã không làm.

(*) Xem Báo Người Lao Động từ số ra ngày 5- và 6-2

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo