icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

“The Reader” xóa tội diệt chủng người Do Thái?

G.Lợi (Theo BBC)

(NLĐO) Kate Winslet chưa hết vui mừng vì vừa bước lên bục cao nhất nhận giải Oscar cho nữ diễn viên xuất sắc nhất, đã phải nghe đủ lời chỉ trích về bộ phim đã đem lại “ngôi vị” cho mình The Reader.

Dù không thiếu lời khen, phim cũng bị chê là tác phẩm điện ảnh khai thác chủ đề Holocaust, nạn diệt chủng Do Thái thời Đức Quốc xã, một cách sai lệch, giải tội cho những kẻ sát nhân. Ngay từ vòng đề cử, Ron Rosenbaum đã viết trên báo Slate một đề nghị gây sốc: không trao Oscar cho “The Reader”!

Báo The Guardian có uy tín của Anh, trong bài của Peter Bradshaw cũng nói bộ phim “nông cạn” và “để lại một vị quái lạ trên môi”. Báo The Times còn nặng nề hơn khi cho rằng “The Reader” (Người đọc sách) đã giải tội cho nhân vật Hanna Schmitd, hình mẫu văn học mà đạo diễn Stephen Daldry dùng để dựng vai nữ chính, do Kate Winslet đóng.

img
Kate Winslet và David Kross trong phim "The Reader"

Được biết, phim được dựa theo Tiểu thuyết hồi năm 1995 của Bernhard Schlink mang tên “Der Vorleser” nói về một phụ nữ bình thường trong thời chiến được tuyển vào làm cai ngục ở trại tập trung Autschwitz. Vì mù chữ, cô ta thường bắt tù nhân vào đọc sách cho mình. Sau chiến tranh, Hanna Schmidt trở về cuộc sống bình thường và gặp lại người tình cũ vốn chỉ là một thiếu niên hồi trước chiến tranh. 

 Không biết gì về quá khứ khủng khiếp của Hanna Schmidt, người thanh niên này vẫn tiếp tục đọc sách cho người tình và chỉ sau phiên tòa xử các tội phạm chiến tranh anh mới viết Hanna mù chữ. Phim đã so sánh sự đau khổ nội tâm của nạn mù chữ mà nhân vật Hanna phải “chịu đựng” với sự đau đớn trong cuộc diệt chủng của người Do Thái.

Hanna Schmidt đã từng nhốt 300 phụ nữ Do Thái vào một nhà thờ để họ chết cháy và cần mẫn thực hiện các mệnh lệnh giết trẻ em không tanh tay.
Điều các nhà phê bình lên tiếng chính là chỗ phim đã để vai diễn đầy dục cảm do diễn viên Kate Winslet đóng thúc đẩy diễn biến tình cảm của người xem để tạo cảm tình với nhân vật Hanna.

Nặng hơn nữa, bộ phim bị cho là đã thỏa mãn tình cảm xóa tội, chạy tội của nhiều người Đức sau Thế Chiến, rằng các tội ác kinh hoàng thời Nazi là “của chế độ Hitler”, còn họ cũng chỉ là “nạn nhân”. Như báo The Times ra ở London viết, điều đáng sợ nhất là sự “bình thường hóa tội ác” của những kẻ như Hanna Schmidt mà Kate Winslet đã thủ vai.

Sau Thế Chiến, hàng chục nghìn những tên tội phạm Đức từng giết người hàng loạt trở về sống bình thường ở quê nhà, làm những nghề hoàn toàn bình thường như giáo viên, cảnh sát, bác sĩ. Ron Rosenbaum hỏi không hiểu vì sao người ta có thể coi việc Hanna Schmidt “cố gắng tự học để biết đọc” như một “chiến thắng số phận”, ca ngợi tinh thần phấn đấu của một tay sát nhân.

img
Trẻ en trong trại tập trung Auschwitz do Đức Quốc xã xây dựng ở Ba Lan thời Thế Chiến 2

Bản thân Kate Winslet cũng bị phê phán vì vai diễn này, nhất là từ cộng đồng Do Thái. Trong quá trình làm phim có một chi tiết cũng gây đôi chút điều tiếng. Đó là nam diễn viên David Kross phải chờ đủ 18 tuổi mới được đóng các vai khỏa thân cùng Kate Winslet.

Gabrielle Burton, một biên kịch nổi tiếng cho rằng bằng thân thể gợi dục và vai diễn hay, Kate Winslet đã làm “mờ đi sự vô đạo đức” của Hanna Schmidt.
Bà Burton còn phê phán luôn cả Hollywood khi cho rằng đây là điều rất quan trọng vì phim sẽ được nhiều giải thưởng và sẽ có nhiều người xem. Vì vậy, các phim Hollywood cũng cần có trách nhiệm trong việc trình bày lại lịch sử.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo