Đàn Xã Tắc được đắp lộ thiên, gồm hai tầng, theo bình đồ hình vuông, mặt hướng về hướng bắc. Tầng trên cao 1,6m, cạnh dài 28m, trên nền có đặt 32 bệ đá. Tầng dưới cao 1,2m, cạnh dài 70m, mặt nền phía trước lát gạch. Đàn Xã Tắc được dùng để tiến hành các nghi lễ cúng thần đất và thần lúa, cầu mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Lễ tế được tổ chức mỗi năm hai lần vào ngày Mậu của tháng hai và tháng tám âm lịch. Đích thân vua làm chủ tế. Tất cả các thành, dinh, trấn trong toàn quốc theo lệnh vua, phải đóng góp đất sạch để đắp đàn. Bởi vậy, Đàn Xã Tắc tượng trưng cho đất đai cả Tổ quốc. Ý nghĩa của đàn Xã Tắc vì thế càng thêm thiêng liêng.
Lễ tế Xã Tắc được xếp vào hàng Đại tự và chỉ đứng sau lễ tế Nam Giao. Năm Gia Long thứ 8 (1809) quy định, cứ 3 năm một, đích thân vua phải tham gia làm chủ tế một lần, còn lại phải cử đại thần tế thay. Hầu như tất cả các vị vua Nguyễn đều từng tham dự lễ tế quan trọng này. Ngày nay, trải qua thời gian và các biến động lịch sử, khu vực đàn tế Xã Tắc hầu như đã bị hủy hoại hoàn toàn. Hiện nay, trong khuôn viên đàn tế đều có cư dân sinh sống.
Bình luận (0)