xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Trần Hữu Dũng ám ảnh những giấc mơ

Bùi Việt Quý

Với phong thái thơ giàu ý tưởng, ngôn từ và ngữ điệu riêng, Trần Hữu Dũng luôn đem đến cái mới lạ trong những thi phẩm của mình.

Những ngày khép lại năm 2016, anh ra mắt tập thơ thứ 10, “Âm thanh những giấc mơ”, mang nặng những suy tưởng đa chiều của người thơ giữa đời sống hôm nay.

img

Cái chất rõ nhất vẫn là sự thuần phác của một người con Nam Bộ. Hình ảnh ông ngoại “ngủ gối đầu trên sóng nhập nhô”, “đốt đèn dầu soi từng ngấn phù sa đọng lại”, “những ký hiệu lưu dấu nơi cột nhà” cứ cồn cào trong nỗi tiếc nhớ không còn người biết giải mã. Trần Hữu Dũng kể về người phương Nam “giọng nói mình ên em gái/ nhắc nhở nước lũ tràn về”. Anh nặng lòng với quê nhà Tiền Giang: “Chỉ muốn làm giọt nắng, hạt mưa, bụi đất/ luân chuyển trong mạch huyết đồng bằng”.

Ghi vội ở đầm Thị Tường” của anh khắc họa bật lên tính cách người Nam Bộ:

Ở đầm Thị Tường con ghẹm con mắm cắn vào một miếng nhớ suốt đời/ Bén hơi nhau thì thương/ Đàn ông ngồi quanh mâm, quắc cần câu ca tràn câu vọng cổ/ Bắt nhịp đàn bà say nhảy múa dưới trăng cho vơi hơi rượu

Trần Hữu Dũng là người thơ nặng tình. Trong cái tình đó, anh tạo ra những khác biệt bằng sự sâu sắc và nhạy cảm:

Chúng tôi không dám hỏi/buôn làng giờ ra sao/ khi bắt gặp ánh mắt ông/ chìm khuất trong màn sương đục của núi rừng (Cụng ly với nhà văn Y Điêng).

Tôi vô hình đứng trước những câu thơ/ viết bằng máu trên vách nhà tù Côn Đảo (Ở Côn Đảo).

Nhưng có thể nói, điểm nhấn của tập thơ này là ám ảnh từ những giấc mơ, những thanh âm va đập, những sắc màu bàng bạc và hoang hoải. Câu chuyện kể từ người vợ lính tàu không số về sự hy sinh mất mát hóa thân đau nhói vào hình ảnh những cánh cò: “Hết con cò này đến con cò khác/ chở linh hồn anh bay thong dong”…

Đó cũng là ám ảnh của đời văn nhân, thi sĩ: “Sương còn đọng đầy ngọn cỏ/ còn nguyên chỗ nằm đượm nồng hơi người/ còn đây khung trời bát ngát mở ra trên những cánh - đồng - chữ” (Chuyện kể ở nhà chú Tư Sâm).

Những thanh âm trong giấc mơ còn vọng động. Những giấc mơ rất đời bởi nhà thơ không đứng ngoài cuộc sống. Anh đưa vào thơ những dòng tin xã hội đương đại (xe cứu thương chở đôi tình nhân hấp hối); chuyện biến đổi khí hậu (miền Tây biến mất khi nước lũ dâng cao một mét)… Bên cạnh những lát cắt trong ký sự cuộc sống về mèo hoang, ga Mương Mán, khối rubic xoay tròn..., là những bức chân dung cùng nỗi cô đơn mà tự tại.

Và như thế, Trần Hữu Dũng ngày ngày bắt đầu câu chuyện mới, với luồng ánh sáng từ bi lớn dần: Thõng tay vào chợ/Mặc kệ lời thị phi (Bảy ngày chay tịnh)…

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo