Thậm chí, số lượng tự tử là nam giới và chọn cách kết thúc cuộc đời tương tự Robin Williams cũng tăng nhanh. Số liệu nghiên cứu được công bố trên tạp chí khoa học PLOS One, cho thấy rõ, trong 5 tháng từ tháng 8 - tháng 12 năm 2014 có 18.690 ca tự tử ở Mỹ, tăng 9,85% trong giai đoạn này.
Robin Williams là tài tử từng đoạt Oscar, đình đám với phong cách hài hước, tự tử năm 2014 để lại cú sốc lớn cho người hâm mộ toàn thế giới. Nhà chức trách nói Robin Williams tử vong do ngạt thở, nguyên nhân tự tử có thể do bệnh tật dày vò tinh thần.
Robin Williams
Sau cái chết của Robin Williams, lượng nam giới độ tuổi 30-44 tự tử gia tăng 12,9%, nghiên cứu cho thấy số lượng chọn tử vong bằng cách làm ngạt thở tăng 32%.
Mặc dù nghiên cứu không đưa ra chứng minh rõ ràng, nó vẫn khẳng định có một sự kết nối. Việc truyền thông lan tỏa rộng về cái chết của Robin Williams đã có sự kích thích đến phân khúc dân số có nguy cơ tự tử cao (ví dụ những người đàn ông trung niên tuyệt vọng) chuyển từ tư tưởng tự tử sang cố gắng tự tử.
Thêm vào đó, những thông tin truyền thông còn bị khuếch trương với chi tiết giật gân, gây ám ảnh. Trong một nghiên cứu tương tự, vụ nam ca sĩ Kurt Cobain của nhóm Nirvana tự tử năm 1994 cũng làm tăng tỉ lệ tự tử ở Seattle thời điểm đó. "Ngành công nghiệp truyền thông có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến xã hội cũng như tác động vấn nạn tự tử. Những tiêu đề in đậm trên các báo cùng sự mô tả chi tiết các vụ việc chẳng khác nào một sự hướng dẫn tự sát như trường hợp của ông Robin Williams" - báo cáo kết luận.
Bình luận (0)