Trưng bày "Trở về Trung thu xưa" với 80 tài liệu, tư liệu, hình ảnh đưa công chúng trở về với nghi lễ tết Trung thu chốn Hoàng cung cũng như không khí rộn ràng tiếng trống, rực rỡ sắc màu của tết Trung thu trên phố phường Hà Nội xưa.
Tết Trung thu năm 1926. Ảnh: Tư liệu
Chương trình được được Trung tâm Lưu trữ quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội, UBND quận Hoàn Kiếm giới thiệu đến người xem từ ngày 22 đến 29- 9 tại Trung tâm giao lưu phố cổ Hà Nội, 50 Đào Duy Từ.
Trưng bày được tổ chức với kỳ vọng góp phần bảo tồn, quảng bá các giá trị văn hóa truyền thống, đem đến cho trẻ em một không gian vui chơi bổ ích nhân dịp Trung thu.
Cũng tái hiện hình ảnh trung thu xưa, chuỗi chương trình "Thu xưa về trong phố" được tổ chức trong 4 ngày 23, 24, 28 và 29-9 tại Ngon Garden, 70 Nguyễn Du với không gian tuyệt đẹp, đặc biệt là con đường lồng đèn đẹp mắt cùng 100 % sản phẩm Made in Vietnam.
Tết Trung Thu đã trở thành một trong những tết truyền thống lớn nhất trong năm
Chương trình giới thiệu những đồ chơi có cả gần trăm năm tuổi đời, những khu chợ trung thu truyền thống, những di sản con giống nặn bằng bột được phục dựng qua bàn tay tài hoa của nghệ nhân.
Con đường đèn lồng độc đáo tại 70 Nguyễn Du
Những quầy photobooth, với thiết kế dành riêng cho cả gia đình ngược dòng về quá khứ. Một khung ảnh gia đình Hà Nội xưa - sẽ được đặt trang trọng trong một gia đình Hà Nội nay. Những đêm rước đèn dưới con đường lồng đèn lung linh, kỳ ảo, những món quà dễ thương từ chú Cuội, chị Hằng…
Trung thu không chỉ là ngày tết của trẻ thơ mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy
"Thu xưa về trong phố", nơi gặp lại cả khung trời kỷ niệm của cha mẹ, ông bà. Và thế hệ những em bé hiện đại, sẽ hiểu hơn về trung thu truyền thống, để rồi trân quý, giữ gìn.
100 % sản phẩm trung bày tại "Thu xưa về trong phố" là sản phẩm Made in Vietnam
Tết Trung Thu đã trở thành một trong những tết truyền thống lớn nhất trong năm, được các vùng miền tổ chức với những bản sắc, phong tục riêng và diễn ra vào rằm tháng Tám âm lịch, ngày trăng tròn và sáng nhất trong năm.
Thưởng thức trung thu với các sản phẩm truyền thống
Từ thời Lý, Trung thu là lễ tiết quan trọng của đất nước với hoạt động cúng tổ tiên, đua thuyền, diễn rối nước... Khắp nơi trong kinh thành Thăng Long được trang hoàng gấm vóc, đèn hoa lộng lẫy, nhân dân nô nức đi xem. Trong phong tục dân gian truyền thống, Trung thu không chỉ là ngày tết của trẻ thơ mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau...
Bình luận (0)