Việc công ty này nộp đơn xin bảo hộ phá sản dẫn đến lo ngại những phụ nữ tố cáo Harvey Weinstein cũng như công ty ông này thiếu sự đảm bảo được bồi thường. Mặc dù những thỏa thuận xin bảo hộ phá sản có quy định về quỹ dành cho nạn nhân. Tuy nhiên, trong trường hợp phá sản này, phụ nữ có thể trở thành các chủ nợ thiếu sự đảm bảo.
Phía Công ty Weinstein cho biết họ phải phá sản vì không đạt thỏa thuận bán lại công ty cho tập đoàn của bà Maria Contreras-Sweet với trị giá 500 triệu USD. Thương vụ đổ bể sau khi Tổng chưởng lý ban New York Eric Schneiderman kiện Công ty Weinstein làm ngơ hành vi quấy rối tình dục của Harvey Weinstein. Nhiều lãnh đạo cấp cao của công ty này trở thành bị cáo cũng với tội biết mà không ngăn chặn cái xấu.
Eric Schneiderman đề nghị Công ty Weinstein bồi thường cho nạn nhân, bảo vệ nhân viên công ty và loại bỏ những người điều hành biết mà không ngăn chặn các vụ quấy rối tình dục. Trong khi đó, phía Công ty Weinstein khẳng định nhiều cáo buộc về họ không chính xác.
Đến nay, Harvey Weinstein đã bị hơn 70 phụ nữ tố cáo và tạo nên cơn bão tố cáo quấy rối tình dục lớn với phạm vi toàn cầu. Ngoài Hollywood, làng giải trí Hàn Quốc gần đây liên tục phanh phui những diễn viên gạo cội, danh vọng cao có hành vi đáng lên án với nữ giới. Họ cúi đầu xin lỗi, bị sa thải và rời khỏi tất cả các dự án phim.
Luật sư Doug Wigdor, đại diện nhiều nạn nhân trong vụ Harvey Weinstein tin rằng thỏa thuận bán công ty sẽ tốt hơn cho tất cả, gồm các nạn nhân. Việc bán mang đến khoản tiền kha khá đủ dùng bồi thường cho nạn nhân. Một số người khác nhận định phá sản cũng không nhất thiết giới hạn các yêu cầu bồi thường mà có thể giám sát, tạo nguồn quỹ cho nạn nhân.
Bình luận (0)