Lần đầu tiên, Trung tâm Hội nghị Quốc gia tràn ngập một không gian Sài Gòn. Ở ngoài sảnh là tiệm may, quán cà phê, hàng ăn vỉa hè, nơi khán giả được mời ăn xôi, ăn chè, được phát quạt giấy, đúng phong cách Sài Gòn đi xem hát ngày xưa.
Đàm Vĩnh Hưng mang lên sân khấu Hà Nội những hình ảnh rất quen thuộc của Sài Gòn xưa
Trên sân khấu, qua từng chương của câu chuyện dài mang tên bolero, là những thứ đã mất đi cùng những gì chắc chắn sẽ còn tồn tại như Thương xá Tax và bùng binh cây liễu nổi tiếng, từ những góc phố cùng những tiệm may, thẩm mỹ viện, rạp hát… đến quán cà phê cóc và các xe hàng ăn… đã làm nên bản sắc đường phố Sài Gòn, đó cũng là nơi, đêm đêm những bài hát bolero vẫn vang lên bập bùng với tiếng đàn guitar cùng những tiếng hát ngà ngà say.
Khán giả Hà Nội "đã mắt" với một sân khấu thiết kế công phu
Ba giờ trên sân khấu, Đàm Vĩnh Hưng giữ chân 4.000 khán giả bằng những cách thức rất riêng của mình. Đó là những lời chia sẻ làm mềm lòng khán giả, là những ca khúc được làm mới với những bản phối khí lạ tai.
Đàm Vĩnh Hưng và Lệ Quyên
"Qua cơn mê" được Đàm Vĩnh Hưng mang lên sân khấu với phong cách nhạc Jazz, trong khi "Dấu chân kỷ niệm" có nhạc nền là nhạc đám tang. "Thành phố buồn" được hát một cách giản dị với tiếng đàn guitar và bộ gõ bên quán nước trà ven đường cũng nhận được sự thích thú của khán giả Hà Nội.
Dàn ca sĩ khách mời đã giúp Đàm Vĩnh Hưng khá nhiều trong việc tạo nên một liveshow nhiều màu sắc
Để dành đến những phút cuối cùng, phần 3 – Hưng - với những ca khúc mà Đàm Vĩnh Hưng kiên trì xin cấp phép như "Tình bơ vơ", "Thương hận" cũng nhận được sự ủng hộ của khán giả.
Ca sĩ hải ngoại Hà Thanh Xuân có màn hoá thân ấn tượng thành cố nghệ sĩ Thanh Nga. Cô trang điểm, làm tóc y hệt như 'bản gốc' khi song ca 'Mưa rừng' cùng Mr Đàm.
Bình luận (0)