NSƯT Hoài Linh, NS Thanh Hằng và nghệ sĩ lão thành Kim Hoa (mẹ của bốn nữ nghệ sĩ: Thanh Hằng, Thanh Ngọc, Ngân Quỳnh, Thanh Ngân)
NSƯT Hoài Linh cho rằng nghệ thuật cải lương đã tồn tại hơn 100 năm và việc gìn giữ, phát huy là trách nhiệm của người nghệ sĩ.
"Trước hết, tôi cho rằng kịch bản đậm chất thơ của nhà thơ Kiên Giang, dựa theo câu chuyện rất hấp dẫn, éo le và đầy nước mắt của nữ sĩ Mộng Tuyết. Kế đến, cải lương bây giờ phải gắn vào sự kiện. Bốn chị em gia đình Thanh Hằng, Thanh Ngọc, Thanh Ngân, Ngân Quỳnh lần đầu hội ngộ để diễn tuồng, khán giả tò mò muốn xem. Và quan trọng hơn hết chính là sự chăm chút, đầu tư trong dàn dựng của NSND - đạo diễn Trần Ngọc Giàu. Cảnh trí, âm nhạc, ánh sáng, âm thanh…. tất cả trả lại đúng vị trí một "thánh đường" của sân khấu cải lương" – danh hài chia sẻ.
Gia đình nghệ sĩ lão thành Kim Hoa và các con hạnh phúc khi được khán giả yêu thích sau vở "Áo cưới trước cổng chùa"
Anh cho biết cải lương đã có vị trí trong lòng khán giả và sẽ không bao giờ mai một, khán giả sẽ gìn giữ và phát triển cải lương bởi nghệ thuật cải lương là hơi thở, là món ăn tinh thần mà mọi người yêu thích.
"Ông bà dạy "Sành điệu tức là biết thưởng thức món ăn ngon". Nghệ thuật cải lương là món ăn tinh thần, món ăn quý. Cách bố trí, trưng bày và dọn món ăn tức là tiếp cận được khán giả sành điệu. Chừng nào chưa biết cách dọn thì chưa đón được khách sành điệu, nên nghệ thuật cải lương gần đây chưa xác định đúng chức năng biểu diễn phục vụ khán giả sành điệu, khiến sàn diễn cứ héo hắt. Qua hai vở tôi được tham gia, dù là dân ngoại đạo, nhưng tôi thấy "Giấc mộng đêm xuân" và "Áo cưới trước cổng chùa" thật sự biết cách làm để khán giả đón nhận và lưu luyến" – danh hài Hoài Linh nói.
NSƯT Hoài Linh, NS Thanh Hằng trong vở "Áo cưới trước cổng chùa"
Bình luận (0)