xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Độc đáo sân khấu thử nghiệm

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Vở cải lương "Thượng thiên Thánh Mẫu" lần đầu tiên diễn cùng nghệ thuật xiếc đã tạo sự hấp dẫn, thú vị cho người xem

Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V năm 2022 do Hội Nghệ sĩ Sân khấu chủ trì, phối hợp với Cục Nghệ thuật Biểu diễn (Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) tổ chức vừa kết thúc tại Hà Nội và Hải Phòng. Liên hoan này đã để lại nhiều điều bổ ích cho sân khấu Việt Nam.

Nhiều thử nghiệm mới

Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần thứ V quy tụ 15 đơn vị nghệ thuật trong nước, 4 đơn vị nghệ thuật nước ngoài với 19 vở diễn. Ban tổ chức đã trao 4 huy chương vàng cho các vở diễn: "Bản tình ca trên núi" của Nhà hát Múa rối Việt Nam, "Người trong cõi nhớ" của Nhà hát Kịch Việt Nam, "Thượng thiên Thánh Mẫu" của Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam, "Đến bờ bên kia" của Đoàn Kịch nói Hải Phòng.

Trong đó, tính thử nghiệm táo bạo thuộc về "Thượng thiên Thánh Mẫu" khi lần đầu tiên, nghệ thuật xiếc kết hợp biểu diễn với nghệ thuật cải lương, tạo nên sức hấp dẫn. Những tưởng hai loại hình này khó đan xen vì một bên mang tính tự sự, một bên dùng hình thể để đặc tả ngôn ngữ nhưng lại được thử nghiệm hết sức ăn ý.

"Khi cải lương cất lời ca thì xiếc minh họa cho nỗi niềm; khi xiếc cần lên tiếng thì âm nhạc cải lương, lời ca đã khoe sắc, tạo nên sự dung hòa hết sức thú vị" - PGS-TS Nguyễn Thị Minh Thái nhận xét.

Độc đáo sân khấu thử nghiệm - Ảnh 1.

Một cảnh trong vở cải lương thử nghiệm diễn cùng nghệ thuật xiếc “Thượng thiên Thánh Mẫu” của Nhà hát Cải lương Việt Nam và Liên đoàn Xiếc Việt Nam

Từ chất liệu văn học của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, đạo diễn Bùi Như Lai đã dàn dựng vở "Đến bến bờ kia" bằng thủ thuật trang trí rất độc đáo. Cùng với ánh sáng và âm nhạc, khán giả bị cuốn hút vào câu chuyện của vở diễn.

Theo nhiều nhà chuyên môn, các đơn vị nghệ thuật nước ngoài cũng đã mang đến liên hoan nhiều cách làm nghệ thuật mới cho sân khấu Việt học hỏi, áp dụng. Chẳng hạn, vở "Họa bì" của đạo diễn Chua Soo Pong (Singapore) đã vận dụng rất hiệu quả giữa nghệ thuật múa đương đại với âm nhạc truyền thống.

Đạo diễn nghệ thuật của vở "Người tạo hình rối" Dong Yeon Lee (đoàn Yvua & Co của Hàn Quốc) cho biết: "Trong những ngày xảy ra đại dịch COVID-19 trước đây, chúng tôi đã tạo nên vở diễn thử nghiệm này. Vở chỉ có 3 diễn viên và các nhân vật khác do rối thể hiện, diễn viên cũng chính là người điều khiển rối".

Theo đạo diễn Dong Yeon Lee, xu hướng thử nghiệm giảm tối đa diễn viên, không lệ thuộc nhiều vào cảnh trí đã được khán giả nhiều nước trong khu vực châu Á đón nhận. Xu hướng này cũng gây chú ý và thích thú với khán giả Việt Nam tại Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần này.

Cần sự phù hợp

NSND Lê Tiến Thọ, nguyên Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, nhận xét: "Xu hướng nghệ thuật ở các nước hiện nay là sự đơn giản, không rườm rà trong dàn dựng, biểu diễn. Một vở diễn chỉ cần 5-6 nghệ sĩ nhưng họ thể hiện đầy đủ những điều cần nói".

Dù vậy, một số nhà chuyên môn cho rằng sự giản lược chỉ phù hợp với các đơn vị nghệ thuật quy mô nhỏ. Với tầm cỡ nhà hát chuyên nghiệp thì những thử nghiệm phải được đầu tư quy mô hơn.

Theo PGS Nguyễn Tất Thắng, Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần V, cần xác định rõ giữa thử nghiệm và thể nghiệm. Nhiều đơn vị tham dự liên hoan vẫn còn lẫn lộn giữa 2 khái niệm này.

"Thử nghiệm cái mới trong cách làm vở, còn thể nghiệm là đã trải nghiệm và kể lại cách làm của mình. Thử nghiệm chính là tìm ra chìa khóa sáng tạo mới cho các khâu. Có thể cách thử nghiệm này thì hợp lý nhưng với cách khác thì không" - PGS Nguyễn Tất Thắng nhấn mạnh.

Nhiều người trong cuộc cho rằng sau mỗi liên hoan sân khấu thử nghiệm, bài học giá trị nhất chính là sự đúc kết từ những người làm sân khấu. Từ đó, những điều mà trước nay chúng ta chưa làm hoặc có thể đã làm nhưng chưa thành công, thậm chí thất bại, thì qua liên hoan này, những bài học quý sẽ mở ra con đường mới để sân khấu phát triển hơn.

Các chuyên gia nhấn mạnh sự phù hợp vẫn là điều cốt lõi nhất. Minh chứng tại liên hoan là một số đơn vị nghệ thuật đã lạm dụng quá nhiều vào cảnh trí, nhất là sử dụng màn hình Led, màn ảnh Gauze khiến vở diễn bị rối, các lớp diễn cứ như liên khúc ca cảnh. Cụ thể, Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An với vở "Truyền tích Nàng Thơm" chưa tạo được sự hòa quyện giữa Led và Gauze. Xem vở, khán giả chỉ thấy hình ảnh minh họa chứ chưa cảm nhận được không gian đa chiều đúng chất thử nghiệm mà họ mong đợi.

Ưu điểm của Led và Gauze là thay thế cảnh trí, vở diễn không cần thiết kế mỹ thuật. Tuy nhiên, màn hình Gauze chỉ phù hợp với hiệu ứng biến đổi không gian nhất định, còn lạm dụng liên tục sẽ không mang lại hiệu quả đồng bộ. 

Theo NSND Giang Mạnh Hà, Trưởng Ban Tổ chức Liên hoan Quốc tế sân khấu thử nghiệm lần V, liên hoan lần này cho thấy nghệ thuật cải lương và cả kịch nói cần được đổi mới trong dàn dựng để mang hơi thở thời đại. Tuy nhiên, dù có thay đổi thế nào thì vẫn phải giữ cho được cốt lõi văn hóa của dân tộc. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo