xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Hư cấu làm sai lệch lịch sử là không thể chấp nhận!

Khởi Anh

(NLĐO) - 10 năm trước, một bộ phim đình đám do hãng phim Chánh Phương sản xuất - “Bụi đời Chợ Lớn” - đã bị cấm chiếu vĩnh viễn.

Lý do cấm bộ phim "Bụi đời Chợ Lớn" được Cục Điện ảnh lý giải là phim quá bạo lực, các cảnh băng nhóm tụ tập đông người rồi chém lộn, đánh nhau như chỗ không người, không có các lực lượng chức năng khác. Theo cơ quan quản lý điện ảnh, việc tái hiện một xã hội như vậy, dù đó là tác phẩm điện ảnh, là hư cấu thì cũng không chấp nhận được!

Nếu đem những tiêu chuẩn từ năm 2013 để áp dụng vào bối cảnh hiện tại thì chắc chắn, phim "Đất rừng phương Nam" cũng cần phải chịu một chế tài mạnh hơn.

Sau khi công chiếu, bộ phim đã bị dư luận phản ứng gay gắt rằng việc đưa "Thiên Địa Hội", "Nghĩa Hòa Đoàn" vào phim với tư cách là những "anh hùng" chống ngoại xâm là làm sai lệch lịch sử, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức của công chúng, đặc biệt là nhóm đối tượng trẻ tuổi. 

Cục Điện ảnh đã lên tiếng "thanh minh" và cho biết đã thẩm định lại bộ phim. Động tác "chữa cháy" được đưa ra tức thời là để nhà làm phim đổi tên hai tổ chức xã hội đen trong phim, thành 2 tổ chức với tên gọi khác.

Hư cấu làm sai lệch lịch sử là không thể chấp nhận! - Ảnh 2.

Cảnh trong phim "Đất rừng phương Nam"

Cục Điện ảnh lý giải: "Đây là bộ phim truyện, với nhân vật hư cấu và không xác định chính xác thời điểm diễn ra câu chuyện. Các yếu tố lịch sử, nhân vật trong tiểu thuyết là cảm hứng để xây dựng nên câu chuyện phim. Bộ phim không đề cao, ca ngợi một hội nhóm nào, chỉ ca ngợi lòng yêu nước chống lại ngoại xâm của người dân Nam Bộ trong thời kỳ đó bao gồm cả người Việt, người Hoa, người Khmer…" - Cục trưởng Vi Kiến Thành nêu.

Giai đoạn 1920-1930, trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh yêu nước còn tổ chức rời rạc. Sau khi Đảng ra đời, các tổ chức được tập hợp lại và đấu tranh có mục tiêu cụ thể. Định hướng câu chuyện là xây dựng nhân vật Hai Thành - cha của An - cùng hội của ông sẽ là những thành viên gia nhập Việt Minh về sau.

Và ý kiến từ phía đoàn phim cho biết nhằm hoàn thiện và đem đến trải nghiệm tốt nhất cho người xem về bộ phim "Đất rừng phương Nam" - phần thoại trong phim sẽ chuyển từ "Nghĩa Hòa Đoàn" thành "Nam Hòa Đoàn" và "Thiên Địa Hội" thành "Chính Nghĩa Hội". Sự thay đổi này nhằm tránh sự liên tưởng đến "Thiên Địa Hội" và "Nghĩa Hòa Đoàn" từ thời nhà Thanh Trung Quốc.

Nhưng, trong khi chờ đợi sự thay đổi; hàng ngàn khán giả khác vẫn tiếp nhận phim với nội dung có băng nhóm "Thiên Địa Hội", "Nghĩa Hòa Đoàn" tham gia đánh đuổi ngoại xâm (?!), cho đến chiều tối 16-10.

Theo tôi, phim "Đất rừng phương Nam" lấy bối cảnh, cốt truyện từ tác phẩm của nhà văn Đoàn Giỏi. Tác phẩm văn học này cũng xác định mốc thời gian rõ ràng. Các nhân vật trong truyện - và phim "Đất phương Nam" trước đó đều "phản ánh chân thực về con người và mảnh đất phương Nam". 

Tất nhiên, các tình tiết, câu chuyện trong văn học, điện ảnh là hư cấu nhưng lịch sử của dân tộc thì không ai hư cấu, không ai được sử dụng điện ảnh, văn học làm thay đổi vai trò của nhân dân, cách mạng trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm để giành lại độc lập, bảo vệ bờ cõi, đất đai.

Nếu coi các tác phẩm điện ảnh là hư cấu, thì không có lý do gì các cơ quan chức năng phải có đủ ban bệ để duyệt phim.

Cục Điện ảnh nên thẳng thắn nhìn nhận để từ đó có giải pháp chấn chỉnh, không để tái diễn trường hợp tương tự.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo