xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần 4: Chưa diễn ra, đã tranh cãi

Bài và ảnh: Thanh Hiệp

Có 25 vở sân khấu của chủ nhà Việt Nam tham dự, song Ban Tổ chức chỉ chọn 10 vở trên tinh thần đúng chất thử nghiệm và điều này gây ra tranh cãi

Dự kiến khai mạc vào ngày 4-10, Ban Tổ chức đang trong quá trình xem vở để thẩm định, chọn lọc nhưng Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế lần 4, diễn ra tại Việt Nam, đang nóng lên từ chuyện hậu trường đến tranh cãi chuyên môn.

Chừng mực nào cho sự thử nghiệm?

Theo nghệ sĩ Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (đơn vị tổ chức liên hoan lần này), liên hoan hứa hẹn quy tụ những vở diễn mang tính thử nghiệm nghệ thuật của các đơn vị sân khấu chuyên nghiệp của Việt Nam và quốc tế. Có 53 đơn vị nghệ thuật quốc tế đăng ký tham dự. Việt Nam có 25 vở diễn của 15 đơn vị nghệ thuật quốc doanh và xã hội hóa đăng ký.

Theo quy định, kịch bản của các loại hình nghệ thuật sân khấu phải có thời lượng tối thiểu 70 phút, tối đa không quá 120 phút; các kịch bản tham dự liên hoan phải có sự tìm tòi, khám phá mới, có tính thử nghiệm trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của các thành phần: biên kịch, đạo diễn, thiết kế mỹ thuật, diễn xuất, âm thanh, ánh sáng, âm nhạc, kỹ thuật, nghệ thuật hình thể và những yếu tố nghệ thuật khác.

Nghệ sĩ Lê Tiến Thọ cho rằng: "Những thử nghiệm trong mỗi kịch bản phải mang tính hiệu quả về nội dung và chất lượng nghệ thuật phù hợp với thuần phong mỹ tục của mỗi quốc gia, hướng tới khán giả những giá trị chân - thiện - mỹ. Do đó, trong 25 vở diễn của 15 đơn vị nghệ thuật đăng ký tham dự, chúng tôi sẽ chọn lọc rất kỹ, nói đúng hơn là khắt khe để chọn 10 vở tham gia liên hoan năm nay".

Các nghệ sĩ tâm huyết băn khoăn liệu liên hoan sẽ góp phần làm nên diện mạo mới cho sân khấu Việt Nam thông qua sân chơi quốc tế này, khi mà sự chừng mực trong thử nghiệm vẫn còn bỏ lửng? Định tính của thử nghiệm cần hiểu rõ để đạt yêu cầu vươn tới sự giao lưu. Sân khấu thử nghiệm phải chỉ ra được tính tiên phong của mình. Điều cần thiết đối với một vở thử nghiệm còn là sự phản biện với khán giả hôm nay trước sự bùng nổ thông tin. Liên hoan không thể đi theo lối mòn, hình thức biểu diễn giống nhau vì nhu cầu khán giả đòi hỏi phải có sự thay đổi, từng đơn vị nghệ thuật phải giải mã.

Liên hoan sân khấu thử nghiệm quốc tế lần 4: Chưa diễn ra, đã tranh cãi - Ảnh 1.

Cảnh trong vở “Nhật thực” của đạo diễn Lê Nguyên Đạt

Phải hướng đến khán giả

Được coi là sân chơi của những sáng tạo, cách tân và đột phá trong sân khấu, Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế lần thứ 4 sẽ là dịp để các nghệ sĩ nhìn lại mình, kích thích sự sáng tạo và cũng góp phần thúc đẩy các nhà hát chủ động hơn trong sáng tạo nghệ thuật. Do đó, các nghệ sĩ háo hức hướng tới tính thử nghiệm của liên hoan năm nay.

Nhưng nếu thử nghiệm mà không có khán giả thì liệu có đạt hiệu quả. Bằng chứng qua 3 kỳ liên hoan, vẫn còn nhiều vấn đề tranh luận về diện mạo của sân khấu sẽ như thế nào khi công chúng không chấp nhận cái mới từ những cuộc thử nghiệm. Và "vịn" vào thử nghiệm, nhiều đơn vị làm vở gây tốn hao kinh phí nhưng rồi tác phẩm lại cất kho.

"Nữ ca sĩ hói đầu" của đạo diễn Trần Lực sẽ là tâm điểm của sự tranh luận. Bởi, theo nhận xét của các nhà chuyên môn và cả người viết sau khi được xem vở này tại Hà Nội, vở có ít suất diễn nhất trong các vở của sân khấu "LucTeam". Thứ nhất, vì dựng theo dòng kịch phi lý, rất khó hiểu. Thứ hai, ngôn ngữ, hình thức có phá cách nhưng lại là rào cản đối với khán giả chưa quen với dòng kịch này. Thứ ba, dù đã được chuyển ngữ, cập nhật với thông tin, sắc thái Việt nhưng vẫn chưa rõ nghĩa nên khán giả vẫn cho là không hiểu được. Dù sao, vở này cũng chạm đến điều mà liên hoan sẽ tranh luận: cái ngưỡng tiếp nhận của công chúng đối với dòng kịch phi lý.

Về mặt bằng chung của các vở diễn tham gia liên hoan, nghệ sĩ Lê Tiến Thọ nhận xét các nước tham gia đã có rất nhiều cách tân trong nghệ thuật, kỹ thuật và đặc biệt là về sân khấu. Nhiều đoàn nghệ thuật quốc tế hiện nay có xu hướng đơn giản hóa tối đa sân khấu, di chuyển gọn nhẹ và biểu diễn cũng hết sức cô đọng, tiết kiệm chi phí, công sức rất nhiều. Điều quan trọng là họ có khán giả, đáng để cho sân khấu Việt Nam học hỏi. 

Vài vở điển hình của Việt Nam

Nghệ sĩ Lê Chức, Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, cho biết: "Năm 2017, hội đã tổ chức trại sáng tác kịch bản dành cho sân khấu thử nghiệm. Đây là cơ sở để các đơn vị nghệ thuật dựa vào chọn kịch bản có tính thử nghiệm. So với lần thứ 3, liên hoan năm nay có số lượng vở diễn tăng gấp đôi".

Một vài vở điển hình của Việt Nam sẽ tham dự như: "Vòng phấn Kavkaz", (kịch bản: Bertolt Brecht, đạo diễn trẻ người Đức Dominik Gunther). Sân khấu của vở rất đa dạng về sự tương tác giữa diễn viên và khán giả, giữa thực và ảo, giữa cổ điển và hiện đại, đem lại những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ và thú vị về kịch nghệ sân khấu.

Vở thứ hai cũng của Nhà hát Tuổi trẻ hợp tác với Nhà hát Không tường - Nhật Bản dàn dựng: "Cậu Vanya" (tác giả: A.P Chekhov, đạo diễn: Tsuyoshi Sugiyama). Dự án hợp tác này quy tụ dàn diễn viên tài năng của 2 nước cùng tham gia. Đạo diễn Sỹ Tiến, Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ, nói: "Chúng tôi cho rằng đây là cơ hội quý giá cho khán giả yêu nghệ thuật sân khấu và yêu văn hóa Nga có dịp thưởng thức tác phẩm và nét tinh hoa của thiên tài văn học Nga và nhân loại - Anton Pavlovich Chekhov theo một cách tiếp cận mới mẻ lần đầu có mặt tại Việt Nam".

Vở "Huyền thoại gò Rồng ấp" (kịch bản: PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ viết dựa trên những huyền tích dân gian về sự ra đời của Lý Công Uẩn - vị hoàng đế khai quốc của triều Lý; đạo diễn: Thanh Ngoan và Triệu Trung Kiên; sân khấu Lệ Ngọc) hứa hẹn tạo ấn tượng. Vở “Ngàn năm mây trắng” (Nhà hát VOH) cũng do NSND Triệu Trung Kiên dàn dựng cũng tạo được ấn tượng khi lần đầu âm nhạc khoác chiếc áo thử nghiệm với 4 loại hình: cải lương, chèo, hát xẩm và chầu văn.

Vở "Nhật thực" của đạo diễn Lê Nguyên Đạt, vở duy nhất của TP HCM tham dự liên hoan, sẽ là sự cách tân đổi mới trong dàn dựng, âm nhạc, vũ đạo mà anh đã đúc kết sau 10 lần sửa chữa. "Để đo sự cảm nhận của công chúng, tôi sẽ công diễn vở này vào tối 7-9 tại Nhà hát Bến Thành, trước khi tham dự liên hoan" - đạo diễn Lê Nguyên Đạt cho biết.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo