xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Mùi phố bình yên, thân thuộc

Đinh Thành Trung

Mùi Sài Gòn không chỉ ở những món ăn từ hàng quán, của đường phố mà còn là mùi của tình cảm mến thương giữa con người với nhau, giúp nhau với tất cả chân tình

Tuổi thơ của tôi có thật nhiều kỷ niệm đáng nhớ, trong đó đặc biệt nhất là những chuyến vào TP HCM nghỉ hè. Lần nào cũng vậy, tôi lang thang trên đường phố, mong chờ nhất được gặp một xe kem. Lơ ngơ một hồi, bỗng ở ngã tư hiện ra một chiếc xe đạp tự chế với chiếc thùng to uỵch, trên cái tủ có đúng môt chữ "Kem".  Thế là sà vào, rồi cố chen cho được qua đám đông. Hồi đó kem Sài Gòn có mùi thơm thoang thoảng của chanh và vị thật đặc biệt, ngọt dịu thơm hòa lẫn với vị của những hạt mưa.

Đó là tôi của thuở bé, của khát khao được sống ở Sài Gòn – TP HCM. Nhớ lại Tết năm nào đó đến TP HCM. Cũng mười mấy năm rồi. Khi Tết Hà Nội lạnh thì Tết ở Sài Gòn nóng. Tết Sài Gòn thật lạ khi được uống ly nước đá me mát rượi từ gánh hàng rong ven đường.

TP HCM lúc đó giống một mê cung huyền bí, nơi chỉ một mình một cõi, tha hồ khám phá hết các cung đường và ngõ ngách. Thành phố rộng quá, tha hồ để tôi rong ruổi cho hết bước chân của một người đã lâu ngày gặp lại.

Mùi phố bình yên, thân thuộc - Ảnh 1.

Những tiệm bánh mì nổi tiếng ở Sài Gòn luôn tấp nập khách mua

Lần đầu tiên tôi đến TP HCM là khi còn bé tí. Là người Hà Nội nhưng tôi bị ảnh hưởng cách sống của bà, vốn có thời gian dài hoạt động trong miền Nam. Thú vui thích lang thang đường phố TP HCM cũng là từ đó. Tôi đi trên con đường đầy nắng xuân. Xa xa, mùi nước lèo len lỏi vào hai cánh mũi. Lại một mùi khói khác. Khói bếp tỏa hương. Hình như là canh bún! Tôi vẫn nhớ như in bát canh bún thơm ngon năm ấy. Chỉ là một xe bún, một chiếc bàn và ghế gỗ khiêm tốn thôi, nép mình ở góc cây hoa giấy. Hương vị món canh bún ở Sài Gòn luôn sâu đậm, khó quên với kẻ xa nhà như tôi.

Giờ này, Hà Nội đang là mùa đông. Đông mưa phùn, đông rét mướt. Còn Sài Gòn vẫn ấm, vẫn đổ mồ hôi. Tôi nhớ có năm nào đó Sài Gòn cũng lạnh, không, chỉ man mác thôi nhưng cũng đủ làm các cô cậu học trò phải mặc thêm chiếc áo khoác gió. Tôi may mắn có mặt trong cảm giác thú vị đó. Dân Sài Gòn thiệt vui! Lạnh co ro thế mà vẫn cà phê và bạc xỉu đá. Họ bảo, thói quen rồi, thói quen dễ thương.

Mùi Sài Gòn không chỉ ở thức ăn. Còn là mùi của tình thương đồng loại. Giữa đường phố tấp nập, không yên tĩnh, nhưng chính cái không khí đó đã làm nảy sinh bao tình cảm mến thương giữa con người với nhau. Họ sửa nón miễn phí cho người chạy xe ôm. Họ chẳng ngại lo chuyện bao đồng, chẳng lo gì miệng lưỡi thế gian, giúp được ai trong khả năng là họ giúp, miễn là họ thấy hạnh phúc khi giúp được ai đó. Đi ngang qua góc phố cũ, thấy bà cụ bán trái cây vất vả, mấy người quanh đó đã mua hết chỗ còn lại để cụ được nghỉ sớm. Ở Sài Gòn còn có những "ông Bụt" xe ôm, "bà tiên" bán cơm. Ở Sài Gòn, tôi thường xuyên gặp được những cử chỉ có mùi yêu thương đó. Ngày ấy hết tiền đi xe ôm, tôi được chú chở miễn phí, khi biết tôi là sinh viên dù không học ở Sài Gòn. Tôi đã ăn cơm trong quán cơm 2.000, 5.000 đồng ở Sài Gòn rồi ủng hộ lại quán chút gì đó. Quán cơm như thế mọc lên để giúp đỡ người nghèo, nhưng ai cũng có thể vào ăn để cảm nhận được cuộc sống và tình thương của dân Sài Gòn.

Mùi Sài Gòn còn dịu dàng bởi sự tinh tế. Ô tô, xe máy qua lại tạo thành từng dòng như thác đổ nhưng chúng ta lại thèm cuộc sống tĩnh lặng với chim hót líu lo, với cảnh quan tươi mát, với không khí trong lành, nhưng ở Sài Gòn có rất nhiều góc để thưởng thức không gian như vậy. "Sài Gòn đẹp lắm Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi". Tiếng nhạc phát ra từ quán cà phê đem lại cảm giác tươi mới và tràn đầy sức sống. Sài Gòn sôi động nhưng lúc này bỗng trở nên bình yên quá. Bình yên từ tiếng rao hàng rong trên phố. Tiếng rao của Sài Gòn gợi cho tôi nhớ lại thời thơ bé, khi cứ nằng nặc đòi ăn bánh mì thay vì ăn phở trong tiệm với gia đình. "Bánh mì Sài Gòn đặc ruột thơm bơ". Bao năm rồi tiếng rao Sài Gòn vẫn thế, vẫn như ba chục năm về trước, vẫn đượm tình cảm từ những xe, gánh hàng rong. Tiếng rao như đánh thức tâm can mệt mỏi. Đi làm về muộn, nghe tiếng rao dễ thương ta cũng thấy ấm lòng, thấy bớt cô đơn trên quãng đường đời dằng dặc.

Mùi của phố Sài Gòn – TP HCM đem đến cho tôi sự bình yên. Bình yên của năng động, bình yên của những tấm lòng hướng thiện không thể ngồi yên khi thấy những cảnh đời chưa được an vui.                           

Mời bạn đọc dự thi Thơ và Tạp bút "45 năm rực rỡ tên vàng"

Mỗi thể loại có 1 giải nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải nhì trị giá 15 triệu đồng; 2 giải ba, trị giá 10 triệu đồng/giải và 3 giải khuyến khích, trị giá 5 triệu đồng/giải

Nhận bài dự thi từ ngày 10-4-2021. Kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 15-7-2021.

Thời gian trao giải vào ngày kỷ niệm 46 năm thành lập Báo Người Lao Động (28-7-2021)

Những tác phẩm đạt chất lượng sẽ được giới thiệu trên Báo Người Lao Động (báo in và báo điện tử). Bài đăng báo in trên số ra Chủ nhật hàng tuần và trên Báo Người Lao Động Online.

Tác giả được hưởng nhuận bút theo quy định.

Tác phẩm dự thi ghi rõ "Tạp bút dự thi" hoặc "Thơ dự thi" gửi về: Báo Người Lao Động, số 127 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP HCM, ngoài bì thư ghi tham gia cuộc thi viết "45 năm rực rỡ tên vàng".

Hoặc qua địa chỉ email: 45namtenvang@nld.com.vn

BÁO NGƯỜI LAO ĐỘNG

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo