Trong khi chi phí đầu tư của bộ phim lên tới 250 triệu USD. Với doanh thu này, "Solo: A star wars story" trở thành bộ phim đầu tiên trong danh sách phim "bom xịt" phòng vé sau 2 tuần ra mắt. Đây là lần đầu tiên, phần phim trong loạt phim "Star wars" (Chiến tranh giữa các vì sao), đối mặt với thất bại doanh thu.
Công tâm nhận định, con số này không quá tệ so với doanh thu của nhiều bộ phim có kinh phí đầu tư cực lớn khác. Nhưng "vì nó thuộc về thương hiệu "Star wars" đình đám và quen thuộc với công chúng điện ảnh trong gần một thập niên qua, đây rõ ràng là một thất bại" - báo chí phương Tây nhận định. Điều đáng nói nhất là doanh thu tuần thứ 2 của "Solo: A star wars story" giảm đến 65% so với doanh thu của tuần đầu tiên ra mắt. "Sự sụt giảm đáng thất vọng" - tờ Guardian nhận định.
Poster phim "Solo: A star wars story" - một bom xịt của HollywoodẢnh: Hollywood Reporter
Ngược về những phần phim ra mắt trước đó trong loạt "Star Wars", sự sụt giảm về doanh thu này còn cảnh báo một điều khác tồi tệ hơn, đó là sự chán ngán của công chúng điện ảnh với loại phim siêu anh hùng có thương hiệu. Cụ thể, so sánh với doanh thu cuối tuần thứ hai của hai phim "Star Wars" gần đây nhất là "Rogue one" (64 triệu USD) và "The last jedi" (71 triệu USD), phần ngoại truyện về Han Solo trong phần "Solo: A star wars story" thực sự không thu hút công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng bởi vì khoảng cách ra mắt giữa phần trước của "Star Wars" là "The last jedi" với "Solo: A star wars story" quá gần nhau (chỉ 5 tháng) hoặc câu chuyện quá khứ về nhân vật không thực sự cần tới một phần ngoại truyện như Han Solo. Chưa kể, khi thực hiện phần ngoại truyện về Han Solo này, đoàn phim đã gặp quá nhiều trắc trở như điềm xấu được báo trước. Việc sa thải giữa chừng cặp đạo diễn Phil Lord và Chris Miller thay thế bằng Ron Howard đã khiến bộ phim phải quay lại rất nhiều cảnh, kinh phí bị đội lên không tưởng.
Dù vậy, đây chỉ là những lý do để cứu vãn niềm tin từ khán giả bằng sự thương cảm của họ mà thôi. Thực tế, sự "ăn dày" của các ông lớn chính là nguyên nhân giết chết chính những thương hiệu mà họ đã cố công gầy dựng. Bởi lẽ, "Hollywood đang bí đề tài, việc làm những phần phim tiếp theo là giải pháp hữu hiệu. Thế nhưng, họ quên mất một điều là nhu cầu thưởng thức của khán giả đang thay đổi hằng ngày, có quyền đòi hỏi những gì sáng tạo hơn, mới mẻ hơn và thực sự chuyên nghiệp hơn" - báo chí phương Tây nhận định. Không chỉ có "Star War" đang đối mặt với thất bại vì sự cũ kỹ mà cả những thương hiệu khác như "Pirates of Caribbean" cũng thất bại khi phần phim "Pirates of Caribbean: Dead men tell no tales" hay "Transformers" với "Transformer: The last knight" cũng thất bại doanh thu, cực kỳ thấp so với mong đợi. Những thất bại này cho thấy các thương hiệu phim dù nổi tiếng hay thành công như thế nào trong quá khứ vẫn có thể thất bại dễ dàng nếu phần tiếp theo ra mắt (được gọi là làm phim sequel) có chất lượng quá tệ. Tồi tệ hơn là có thể giết chết cả một loạt phim.
Bình luận (0)