xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

"Ngày xửa ngày xưa" - thương hiệu 20 năm

Bài và ảnh: THANH HIỆP

Những câu chuyện cổ tích - thần thoại của chương trình "Ngày xửa ngày xưa" đã đi sâu vào lòng khán giả và trở thành thương hiệu kịch được công chúng yêu thích

Thật ngẫu nhiên khi ngày Sách Việt Nam lần 8 được khai mạc tại Đường sách TP HCM sáng 18-4 cũng là thời điểm vở kịch thứ 33 của "Ngày xửa ngày xưa" với tên gọi "Thuyền trưởng Sinh Bá và nàng tiên cá Đen Xì" (tác giả Minh Phương, đạo diễn Vũ Minh) đã lên sàn chuẩn bị chào mừng sự kiện 20 năm thành lập chương trình ý nghĩa này.

Bay bổng trong thế giới thần tiên

Thương hiệu kịch "Ngày xửa ngày xưa" do Sân khấu Kịch IDECAF phối hợp với Nhà hát Bến Thành sản xuất số đầu tiên vào năm 2000 - thời điểm chương trình "Chuyện ngày xưa" do Đài Truyền hình TP HCM thực hiện với nhóm Líu Lo dẫn chuyện - đã thu hút hàng triệu khán giả là các em nhỏ và phụ huynh theo dõi.

Đúng 20 năm hình thành và phát triển, chương trình "Ngày xửa ngày xưa" đã tạo được nhiều dấu ấn trong lòng khán giả ở mọi độ tuổi. NSND Trần Minh Ngọc nhận xét: "Yếu tố quan trọng nhất khiến thương hiệu này trở nên hấp dẫn khán giả chính là nội dung dẫn dắt các em bay bổng trong thế giới thần tiên lấp lánh của nhiều quốc gia trên thế giới. Nơi mà những ông Bụt, bà tiên, công chúa, hoàng tử luôn khơi gợi trí tưởng tượng cho khán giả và kích thích niềm đam mê đọc sách với những bài học bổ ích trong cuộc sống".

Ngày xửa ngày xưa - thương hiệu 20 năm - Ảnh 1.

Một vở diễn của chương trình “Ngày xửa ngày xưa”

Chị Lưu Thị Oanh (quận Gò Vấp, TP HCM), một khán giả trung thành, nói: "Tôi đi xem lúc còn học cấp II, nay lập gia đình, có con dẫn đi xem. Sau mỗi vở mới, tôi lại đưa con đến nhà sách để mua những truyện cổ tích cho con. Và từ thế giới cổ tích trong sách, con tôi so sánh với câu chuyện trên sân khấu, để nhận biết đâu là nhân vật xấu, đâu là nhân vật tốt. Tôi cảm ơn "Ngày xửa ngày xưa" rất nhiều".

Cô giáo Đinh Thị Kim Chi (Trường Tiểu học Phan Đình Phùng, quận 3, TP HCM) chia sẻ rất nhiều phụ huynh cho biết việc con em ham đọc sách sau khi xem chương trình "Ngày xửa ngày xưa" đạt hiệu quả cao. "Chính vì mỗi câu chuyện mang nhiều thông điệp giáo dục ý nghĩa, mạnh về tính phiêu lưu, thúc đẩy trí tưởng tượng, đưa ra những bài học có tính chiêm nghiệm cho các em nên chương trình này đóng góp rất lớn đối với văn hóa đọc" - cô giáo Chi đánh giá.

20 năm qua, kèm theo sản phẩm ra mắt tại Nhà hát Bến Thành, Sân khấu Kịch IDECAF còn thực hiện các ấn phẩm như sách hình, DVD lưu lại thành quả nghệ thuật, đồng thời phục vụ cho khán giả không thể đến nhà hát xem. 33 vở diễn đã làm nên một thương hiệu, tác động rất mạnh đến đời sống sân khấu khi hình thành nhiều lớp khán giả và lưu giữ qua các thế hệ con em sau này.

Hơn 30.000 lượt người xem/vở

20 năm qua, mỗi vở công diễn đã phục vụ được hơn 30.000 lượt khán giả (trung bình 30 suất/vở), đó là tổng kết rất đáng nể của chương trình "Ngày xửa ngày xưa".

Năm nay với đề tài kêu gọi giữ gìn môi trường và bảo vệ thiên nhiên, câu chuyện "Thuyền trưởng Sinh Bá và nàng tiên cá Đen Xì" hứa hẹn thu hút khán giả. "Do tình hình dịch bệnh, cứ ngỡ chương trình sẽ tiếp tục lỗi hẹn vì rất đông người xem cho biết họ chờ đợi tái ngộ với chương trình này. Chuỗi hoạt động chào mừng sự kiện ngày Sách Việt Nam lần thứ 8 tại TP HCM cũng là một động lực để chúng tôi hướng khán giả của mình đến với văn hóa đọc sau khi cùng mừng sinh nhật tuổi 20 của "Ngày xửa ngày xưa" - ông bầu Huỳnh Anh Tuấn chia sẻ. Nhưng trong tình hình hiện nay, mỗi năm chương trình chỉ đầu tư một vở với kinh phí từ 1 tỉ đến 1,5 tỉ đồng bởi các hoạt động biểu diễn nghệ thuật đang gặp khó khăn.

Theo NSƯT Ca Lê Hồng, để giữ được số lượng khán giả đều đặn, "Ngày xửa ngày xưa" 20 năm đáng được biểu dương. Một đơn vị xã hội hóa sân khấu, sau thế hệ Thành Lộc, Hữu Châu, Bạch Long, Thanh Thủy… đã đào tạo lực lượng diễn viên kế thừa, để hôm nay những diễn viên như Hoàng Trinh, Mỹ Duyên, Đại Nghĩa, Đình Toàn, Đức Thịnh, Lê Khánh… đều trưởng thành. Họ sẽ là thế hệ tiếp tục với sứ mệnh thổi bùng những ước mơ từ sách, để văn hóa đọc được nhân rộng trong cuộc sống.

"Với khuynh hướng sáng tác dựa theo những đề tài khai thác từ sách cổ tích Việt Nam và các nước, "Ngày xửa ngày xưa" đã đương đầu với nhiều loại hình giải trí. Khi sách và văn hóa đọc được quan tâm đặt lên hàng đầu trong giáo dục sẽ níu kéo phụ huynh. Bởi cha mẹ không quan tâm, không dắt trẻ nhỏ đến với sân khấu thì khó mà khuyến khích con trẻ yêu sách" - NSƯT Ca Lê Hồng phân tích.

"Để đánh dấu kỷ niệm 20 năm, chúng tôi đang lên kế hoạch đưa chương trình đến với những khán giả "nhí" ở vùng sâu, vùng xa, nơi còn thiếu thốn những món ăn tinh thần" - ông bầu Anh Tuấn nói.

Đầu tư để tồn tại

Theo NSND Kim Cương, "Ngày xửa ngày xưa" đã là một trong những chương trình lớn góp công trong việc gìn giữ, phát triển và phổ biến những câu chuyện cổ tích Việt Nam, nước ngoài cũng như nhiều thông điệp nhân văn, nhiều bài học về đạo làm người mà từ sách, từ lời dạy trên bục giảng bước vào đời sống. "Những bậc phụ huynh đến với chương trình đã trực tiếp nhân rộng hiệu quả này. Các vở kịch luôn được đầu tư bài bản, đạt chất lượng để "Ngày xửa ngày xưa" tồn tại cho đến hôm nay" - NSND Kim Cương chia sẻ.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo