xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Soi xã hội qua tấm gương điện ảnh

Thùy trang

Một bộ phim có tính giải trí là tốt, cộng thêm chất lượng nghệ thuật thì càng tốt; và tuyệt vời hơn nếu nó truyền đạt được thông điệp tích cực để cải biến xã hội

Những giọt nước mắt của sự chia ly; đứa trẻ 6 tuổi ôm chặt con khủng long đồ chơi vào ngực, ngước đôi mắt to đen láy đầy sợ hãi nhìn gã cảnh sát viên của ICE (Cơ quan thực thi Di trú và Hải quan Mỹ); một nhân viên bình thường nhưng lại có quyền quyết định số phận của nhiều người - những người đang đau đớn do chính sách nhập cư Mỹ gây ra... Đó là những hình ảnh mà bộ phim "Living/Undocumented" phản ánh chân thật những gì đã diễn ra tại ở Mỹ trong thời gian qua.

Soi xã hội qua tấm gương điện ảnh - Ảnh 1.

Poster phim “Living/Undocumented”

Là thể loại phim tài liệu do hãng Netflix thực hiện, "Living/Undocumented" thu hút sự chú ý của khán giả khắp thế giới, trong đó có Việt Nam. Không bàn đến vấn đề chính trị đúng hay sai, loạt phim "Living/Undocumented" thu hút người xem ngay cả khi những người trong phim không biết diễn xuất là gì. Họ chỉ là những người bình thường, kể câu chuyện của đời mình với những cảm xúc rất thật. Bao trùm cuộc sống của họ là nước mắt và nỗi sợ hãi. Mỹ là vùng đất hứa và họ đã quyết tâm đến đó để xây dựng tương lai cho chính mình. Nhưng, tương lai sẽ chẳng bao giờ có khi họ có một cuộc sống không được luật pháp thừa nhận.

Không phải những bộ phim khơi gợi trí tò mò thú vị với những cuộc đua kỳ thú thường thấy, những bộ phim về hiện thực xã hội là những nhát dao cứa sâu vào tâm khảm người xem bởi nó trần trụi, phũ phàng nhưng rất thật. Tuy nhiên, những cái thật ấy không giết chết đi mộng mơ mà còn làm cho niềm tin thêm mạnh mẽ.

Trước "Living/Undocumented", Netflix từng tạo sốt với loạt phim "When they see us" khi đưa những vụ án gây chấn động thành phim. Báo chí phương Tây nhận định loạt phim tác động đến người xem đến mức ám ảnh. Những cuộc tra khảo bạo lực, những đứa trẻ chưa đủ tuổi trưởng thành bị gán ghép vào một tội danh mà chúng còn chẳng biết gì về nạn nhân. Vấn đề chính là nạn phân biệt chủng tộc đã ăn sâu vào tâm khảm của nhiều người trong xã hội Mỹ và hậu quả còn kéo dài đến ngày nay. "Nếu như không phải là những đứa trẻ da màu, liệu mọi chuyện có đi theo chiều hướng khác?" là câu hỏi mà không chỉ bộ phim đặt ra mà cả người xem cũng tự hỏi mình.

Hay với bộ phim "See you yesterday", một lần nữa lên án gay gắt nạn phân biệt chủng tộc vẫn còn len lỏi trong xã hội hiện đại này. Một đứa trẻ chỉ vì muốn bảo vệ người yêu mình khỏi tên da trắng biến thái, lập tức bị viên cảnh sát da trắng khép tội cưỡng hiếp một người phụ nữ da trắng khác dù khi xảy ra vụ án, cậu bé đang ở nhà nấu ăn cùng người yêu và bạn mình. Gia đình cầm đơn gõ cửa khắp nơi, kể cả van xin người phụ nữ - nạn nhân của vụ cưỡng hiếp. Nhưng câu trả lời họ nhận được là ánh nhìn lạnh lùng. Bộ phim không có cái kết đẹp vì cậu bé phải lãnh án tù hơn 10 năm. Nhưng cậu không thôi lạc quan, ngay cả khi quẫn trí nhất, vì cậu tin rằng thà đón nhận sự thật tàn nhẫn còn hơn chối bỏ nó trong đau đớn. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo