xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Tết văn hóa, nhân văn

NGUYỄN NGỌC TIẾN. Ảnh: Lê Hữu Dũng

Tết Việt có tính văn hóa và tính nhân văn, thứ đang ngày càng khan hiếm trong xã hội hiện nay, vấn đề nên bàn là nghỉ Tết bao nhiêu ngày cho phù hợp.

Vài năm trở lại đây, trong xã hội xuất hiện những luồng ý kiến khác nhau về ăn Tết, nghỉ Tết và gộp Tết.

Tết Việt có bản sắc riêng

Tết ra đời khoảng hơn 100 năm trước Công nguyên nhưng khi vào Việt Nam, nó đã bị tước bỏ bớt quan niệm, thủ tục không phù hợp với nền văn minh lúa nước rồi dung hợp với phong tục, tập quán và văn hóa Việt để hình thành cái Tết của người Việt. Qua hàng ngàn năm ăn Tết cho thấy Tết Việt khác với Tết Trung Hoa, Triều Tiên và Nhật Bản. Ví dụ xưa, trước Tết, để ngăn ma quỷ, thế lực hắc ám từ biển Đông vào nhiễu loạn, người Việt lấy vôi vạch ở sân, kèm theo cung nỏ hướng mũi tên về phía Đông rồi dựng cây nêu trước cửa nhà theo văn hóa người Mường. Thời Lý, Trần, trước Tết nhà tù cũng không nhận tù nhân, chính quyền thì đóng ấn; vào giao thừa, trai gái nhà nghèo tự về ở với nhau, không cần làm đám cưới mà không sợ bị xóm làng phê phán.

Tết văn hóa, nhân văn - Ảnh 1.

Trong năm, người Việt có nhiều cái Tết nhưng Tết nguyên đán là sinh hoạt văn hóa dân gian quan trọng nhất và lớn nhất. Tục ngữ có câu: "Đói quanh năm no ba ngày Tết", không có tiền phải vay lãi để ăn Tết họ cũng vay. Chỉ đến Tết, người ta mới được ăn các món mà ngày thường không có, vì thế Tết còn là cuộc trình diễn ẩm thực truyền thống của người Việt.

Tết cũng giống như các loài hoa, đến kỳ hoa sẽ nở. Chẳng mong Tết cũng đến, mong thì cũng ngày ấy mới đến Tết. Tết thay đổi còn do kinh tế - xã hội thay đổi. Từ lâu không còn tục vạch vôi ở sân, ở các miền quê cũng không trồng cây nêu, bánh chưng, dưa hành thì còn nhưng pháo gây nguy hiểm cho người nên đã bị cấm. Tết thay đổi khiến trạng thái cảm xúc về Tết cũng thay đổi. Dù đổi thay nhưng những thủ tục làm nên văn hóa Tết vẫn tồn tại. Ngày nay vẫn không thiếu người tắm nước rau mùi vào cuối năm để tẩy trần. Tục chúc sức khỏe, lì xì cho người cao tuổi và con trẻ vẫn nguyên vẹn và đầu năm kiêng không nói tục chửi bậy, gây lộn thì ít nhất trong năm cũng có một ngày thiên hạ yên ổn.

Giữ truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Dù cách ăn Tết ở miền Nam và miền Bắc có khác nhau nhưng trong sâu thẳm của Tết ở hai miền không hề khác nhau. Ví như cúng tất niên, cúng giao thừa để đón thần bếp mới về, làm cỗ sáng mùng 1 mời tổ tiên về ăn bữa cơm đầu tiên trong năm. Tết bao giờ cũng gắn liền với tục thờ cúng tổ tiên, thắp nén nhang cho người thân đã mất. Trong quan niệm của người Việt, không có tổ tiên thì không có mình và nhớ ơn công đức tổ tiên là trách nhiệm của đời sau và nhà nhà truyền dạy con cái ngay từ khi chúng còn bé. Ở góc độ tâm linh, thờ cúng tổ tiên thì tổ tiên sẽ phù hộ độ trì nên dù ăn Tết to hay nhỏ, bàn thờ tổ tiên được chú trọng nhất. Các gia đình đi du lịch vào dịp Tết kiểu gì cũng nhờ người thắp hương khấn vái tổ tiên vào đêm giao thừa và sáng mùng 1 mới yên lòng.

Trong lịch sử, từng có ý kiến đòi bỏ Tết, đó là đầu thập niên 60 thế kỷ trước ở miền Bắc. Lý do họ đòi bỏ Tết vì coi Tết là sản phẩm của chế độ phong kiến cổ hủ, thế nhưng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã không đồng tình. Người cho rằng Tết nguyên đán là truyền thống của dân tộc, không phải của các triều đại phong kiến nên phải giữ gìn và Người cho rằng vấn đề là nên ăn Tết giản dị.

Vài năm trở lại đây, có ý kiến nên gộp Tết dương lịch với Tết nguyên đán để giảm bớt ngày nghỉ. Những người theo quan niệm này dẫn ra Nhật Bản bỏ Tết âm lịch ăn Tết dương lịch. Tuy không ăn Tết âm lịch nhưng dân chúng Nhật Bản vẫn có những hoạt động tín ngưỡng trong ngày Tết. Với người Việt, rất khó gộp Tết vì người Việt dùng cả lịch âm và lịch dương, phần đông vẫn nặng nề với tâm linh, tín ngưỡng thì gộp sao được. Có ý kiến khác cho rằng Việt Nam nên ăn Tết dương lịch, bỏ Tết âm lịch vì ăn Tết âm lịch thì công nhân nghỉ dài ngày dẫn đến doanh nghiệp vuột mất cơ hội làm ăn phát triển. Suy cho cùng, không phải doanh nghiệp nào cũng được hay mất cơ hội trong mấy ngày đó. Lại có ý kiến nương vào tai nạn giao thông do uống bia rượu ngày Tết gây ra. Với người ham rượu bia, họ uống quanh năm đâu phải chờ đến Tết. Còn chuyện tắc đường thì ngày nào chẳng diễn ra ở các đô thị lớn, đâu phải dịp "Xuân vận" mới ùn tắc?

Tết Việt có tính văn hóa và tính nhân văn, thứ đang ngày càng khan hiếm trong xã hội hiện nay, vấn đề nên bàn là nghỉ Tết bao nhiêu ngày cho phù hợp để kích cầu tiêu dùng.

Đón mừng, hy vọng vào cái mới

Tết là dấu mốc, từ cũ sang mới. Triết lý của Tết nguyên đán là đón mừng năm mới, mừng cái mới và hy vọng vào sự đổi mới nên mới có câu: "Nhật tân, nhật tân, hựu nhật tân" (Mỗi ngày một mới, mỗi ngày một mới, lại mỗi ngày một mới). Từ triết lý ấy đã chuyển hóa thành giá trị và giá trị cốt lõi của Tết là tinh thần cộng cảm. Tinh thần cộng cảm toát lên ngay trong mâm cỗ, có đặc sản của rừng là măng, nấm hương, mộc nhĩ, của đồng bằng là gà, heo, nếp, của biển Đông là vi cá và đặc biệt là chén nước mắm. Rất nhiều người cho rằng chén nước mắm chấm chung là không hợp vệ sinh nhưng mấy ai biết đó sự cộng cảm của người ở đất liền với biển khơi.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo