VTV điểm tên hàng loạt sao Việt trong phóng sự "Nghệ sĩ và văn hóa ứng xử"
Bắt nguồn từ bộ quy tắc ứng xử mới do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đang soạn thảo, phóng sự dài 20 phút của VTV nêu rõ thực trạng thời gian qua, nhiều lùm xùm trong phát ngôn ứng xử của giới giải trí Việt cả ngoài đời lẫn trên mạng xã hội khiến nhiều người đặt câu hỏi thế nào là một nghệ sĩ thực thụ.
Minh chứng cho nhận định này, VTV đã nêu tên một số nghệ sĩ chia sẻ những bài viết được gọi là "rác" lên mạng thời gian qua như: Trác Thuý Miêu, Đức Hải, diễn viên Lê Bê La, Angela Phương Trinh,... VTV cũng nêu một số nghệ sĩ khác nhưng làm mờ các bài viết của họ.
Để kết luận về loạt phát ngôn trên, VTV chia sẻ: "Những người nổi tiếng cần ý thức hơn về sức ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội bởi đó không phải là góc nhà riêng của họ".
Nhiều MC, diễn viên bị gọi tên
Ngoài ra, VTV cũng bàn luận về những lùm xùm trong quảng cáo và làm từ thiện. "Chưa bao giờ, cụm từ sao kê lại nóng đến thế trên các diễn đàn mạng, nhiều góc khuất đang được phơi bày, khi một số nghệ sĩ dính dáng đến tiền bạc". Cụ thể là trường hợp của ca sĩ Thủy Tiên, Hoài Linh đã đứng ra kêu gọi quyên góp để làm từ thiện trong đợt lũ lụt miền Trung năm 2020.
Chương trình của VTV cho rằng Thủy Tiên kê khai tiền bạc chưa rõ ràng với tờ giấy A4 viết tay, trong khi Hoài Linh lại làm mất niềm tin của khán giả vì hành động giải ngân chậm. Ngoài ra, nhiều nghệ sĩ làm đại diện hình ảnh nhãn hàng hay quảng cáo sản phẩm kém chất lượng làm mất uy tín danh xứng của nghệ sĩ. Người nổi tiếng quảng cáo thổi phồng công dụng sản phẩm, quảng cáo bất chấp sản phẩm kém chất lượng, quảng cáo cả tiền ảo, lĩnh vực chưa cho phép tại Việt Nam, thậm chí đó là những đồng tiền có dấu hiệu lừa đảo. Nổi tiếng có thể đem lại cho nghệ sĩ nhiều tiền bạc nhưng nếu không giữ gìn, họ sẽ đánh mất tất cả, nhất là niềm tin yêu của công chúng.
Những vấn đề mà VTV đề cập thực tế là những vấn đề nổi cộm trong dư luận hiện nay. Từ thực trạng đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch soạn thảo bộ quy tắc ứng xử dành cho nghệ sĩ. Trong đó, có "yêu cầu minh bạch trong từ thiện, không phát ngôn sai sự thật". Tất nhiên, các tiêu chuẩn này được đề ra để nghệ sĩ có thể tiết chế và có cách hành xử phát ngôn đúng mực. Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch khẳng định Bộ quy tắc sẽ không có phần cấm sóng nghệ sĩ bởi đây chỉ là khung bộ quy tắc ứng xử chứ không phải quy phạm pháp luật.
Quảng cáo sai sự thật
Thực tế cho thấy, Bộ quy tắc này dù chưa chính thức ban hành vẫn nhận được rất nhiều sự ủng hộ của công chúng. Ông Nguyễn Đình Thành (chuyên gia quản trị và truyền thông văn hóa), nhận định: "Công chúng Việt cần sử dụng "quyền lực" đúng cách. Công chúng không xem, không nghe, không thấy những nghệ sĩ làm sai thì chắc chắn sẽ cải thiện rất lớn tình trạng "rác bẩn" trên mạng xã hội".
Giới chuyên môn cũng kêu gọi khán giả sử dụng "quyền lực" của mình một cách đúng đắn
Nhiều ý kiến cho rằng, tẩy chay là quyền lực tối thượng của khán giả. Nhưng thực tế hiện nay, khán giả lại quá dễ dãi với nghệ sĩ. Vậy mới có chuyện nghệ sĩ tha hồ lầm lỗi, từ chửi thề, quảng cáo sai sự thật, chưa minh bạch khi kêu gọi từ thiện đến lừa mọi người đầu tư vào tiền ảo. Đủ mọi vi phạm chuẩn mực đạo đức nhưng chỉ cần xin lỗi, ở ẩn là qua chuyện. Thạc sĩ giáo dục Chế Dạ Thảo nhận định: "Bộ quy tắc sẽ là căn cứ để nghệ sĩ dựa vào đó mà có lối hành xử đúng đắn.
Bình luận (0)