Theo đó, có 31 người được lấy phiếu tín nhiệm, gồm Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó chủ tịch HĐND tỉnh, trưởng các ban của HĐND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh, các ủy viên UBND tỉnh.
Kết quả, ông Hồ Quốc Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định – là người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất với tỉ lệ 98,1%; trong đó phiếu tín nhiệm cao 51, tín nhiệm 1.
Ông Đoàn Văn Phi, Phó chủ tịch thường trực HĐND tỉnh, có phiếu tín nhiệm cao 47, tín nhiệm 4, tín nhiệm thấp 1; bà Huỳnh Thúy Vân, Phó chủ tịch HĐND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao 41, tín nhiệm 11.
Chủ tịch và Phó chủ tịch UBND tỉnh lần lượt có phiếu tín nhiệm như sau: Ông Phạm Anh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định có phiếu tín nhiệm cao 47, tín nhiệm 5; ông Nguyễn Tuấn Thanh, Phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao 47, tín nhiệm 5; ông Lâm Hải Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh, có phiếu tín nhiệm cao 39, tín nhiệm 11, tín nhiệm thấp 2; ông Nguyễn Tự Công Hoàng, Phó chủ tịch UBND tỉnh có phiếu tín nhiệm cao 45, tín nhiệm 7.
Theo HĐND tỉnh Bình Định, nội dung lấy phiếu tín nhiệm là một hoạt động giám sát của HĐND tỉnh theo Luật Tổ chức hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND để góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của HĐND. Qua đó góp phần đánh giá uy tín, năng lực, chất lượng, hiệu quả của bộ máy nhà nước, để nâng cao chất lượng hoạt động, vừa là của tổ chức nhưng cũng vừa của mỗi cá nhân, đơn vị trên vị trí công tác của mình.
Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng cho biết kết quả lấy phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ chính sách của cán bộ.
Theo kết quả cho thấy, các chức danh do HĐND tỉnh Bình Định bầu, kể cả trong HĐND và UBND đều có phiếu tín nhiệm cao và tín nhiệm đa số, không có trường hợp nào thực hiện bỏ phiếu trở lại.
Vì sao tổng thu ngân sách tỉnh Hà Tĩnh chưa đạt kế hoạch đề ra?
Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội năm 2023 tại kỳ họp thứ 17 HĐND tỉnh Hà Tĩnh khóa 18 diễn ra sáng nay (6-12) cho thấy tổng thu ngân sách năm 2023 ước đạt 17.422 tỉ đồng, chưa đạt kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân khiến tổng thu ngân sách tỉnh Hà Tĩnh năm 2023 chưa đạt chủ yếu là do hoạt động sản xuất kinh doanh nhìn chung còn gặp khó khăn, thị trường bất động sản phục hồi chậm. Ngoài ra, tuyến Quốc lộ 8 phía Lào bị sạt lở nghiêm trọng từ đầu tháng 8-2023 đã ảnh hưởng rất lớn đến thu xuất nhập khẩu tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo.
Ngoài ra, nguyên nhân thu xuất nhập khẩu không đạt kế hoạch được lý giải chủ yếu do Formosa giảm nhập nguyên liệu đầu vào có thuế, trong khi xuất khẩu thép được miễn thuế.
Báo cáo nêu rõ thu nội địa ước đạt 8.300 tỉ đồng, đạt 104% dự toán, bằng 95% cùng kỳ (thu tiền đất đạt 2.000 tỉ đồng, đạt 111% dự toán, bằng 64% cùng kỳ; thu thuế phí ước đạt gần 6.300 tỉ đồng, đạt 101% dự toán, bằng 112% cùng kỳ); thu xuất nhập khẩu ước đạt 9.100 tỉ đồng, đạt 83% dự toán, bằng 98% cùng kỳ.
Năm 2024, tỉnh Hà Tĩnh đặt mục tiêu tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 17.500 tỉ đồng. Để hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch đề ra, tỉnh Hà Tĩnh tiếp tục chủ động, linh hoạt thực hiện hiệu quả công tác thu ngân sách; đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thực hiện đồng bộ các chính sách phục hồi phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng trong từng ngành, lĩnh vực, tạo bứt phá mới để hoàn thành kế hoạch 5 năm 2021-2025.
Bình luận (0)