xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

10 sự kiện thế giới chấn động nhất năm 2010

HẢI NGỌC

(NLĐO)- Website bom tấn WikiLeaks, giải cứu thợ mỏ Chile, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên… là các sự kiện chấn động được bạn đọc Người Lao Động Online theo dõi nhiều nhất trong năm 2010.

1. Thiên tai hoành hành dữ dội
 
Trận động đất ngày 12-1 san phẳng thủ đô Port-au-Prince của Haiti có thể không phải là trận động đất mạnh nhất nhưng có thể nói là kinh hoàng nhất năm 2010. Chỉ trong vòng vài giờ, hơn một triệu người bị mất nhà cửa, khoảng 230.000 người chết và hàng trăm ngàn người bị thương.
 
img
Trận động đất ở Haiti là một trong những thảm họa khủng khiếp nhất năm 2010
 
Mặc cho hàng chục nước ngay lập tức ứng cứu, quốc gia nghèo bậc nhất châu Mỹ vẫn kiệt quệ cho đến tận thời điểm này. Hàng chục ngàn người vẫn lay lắt sống trong những chiếc lều tạm bợ. Nạn cưỡng hiếp gia tăng từng ngày trong khi bệnh dịch tả lây lan đã cướp đi hơn 300 sinh mạng.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Ngoài ra, còn phải kể đến trận lũ lụt khủng khiếp tại Pakistan vào tháng 7-2010. Mưa lớn kéo dài khiến 1/5 diện tích nước này chìm sâu trong nước, 20 triệu người dân Pakistan mất nhà cửa, 2.000 người thiệt mạng, thiệt hại vật chất lên tới 43 tỉ USD.
 
img
20 triệu người Pakistan mất nhà cửa vì lũ lụt
 
img
Tro bụi núi lửa Iceland làm ngành hàng không thế giới khốn đốn
 
img
Núi lửa Merapi ở Indonesia đã giết chết hàng chục người
 
Núi lửa cũng liên tiếp thức giấc trong năm nay. Tháng 3-2010, ngọn núi lửa ở Iceland phun trào dữ dội, tro bụi bao phủ nhiều khu vực ở miền bắc Châu Âu, khiến ngành hàng không thế giới khốn đốn trong nhiều tháng liền. Đến tháng 10-2010, núi lửa Merapi tại Indonesia phun trào, gây ra cái chết của hàng chục người.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

 
 
2. "Bom tấn" WikiLeaks
 
WikiLeaks là website bom tấn chuyên khai thác và công bố những dữ liệu mật hoặc nhạy cảm của chính phủ các nước. WikiLeaks phát nổ từ tháng 7-2010 khi tung ra 77.000 trang tài liệu mật của quân đội Mỹ về cuộc chiến ở Afghanistan. Đợt tiết lộ tiếp theo chấn động hơn nhiều với 400.000 tài liệu về cuộc chiến Iraq được khui ra vào tháng 10-2010.
 
img
 
Chính phủ Mỹ chưa hết choáng váng đã bị “bồi” tiếp một đòn vào tháng 11-2010 khi 200.000 thư tín ngoại giao mật của nước này bị WikiLeaks tuồn cho báo giới. Mặc dù những “bí mật” này được đánh giá là không có gì đáng ngạc nhiên nhưng thế giới ngầm hiểu rằng một trật tự ngoại giao mới sẽ được thiết lập lại sau cú sốc WikiLeaks.
 
Trả giá cho việc “nói thật” này, ông chủ WikiLeaks Julian Assange đang phải rơi vào vòng lao lý. Ông bị Thụy Điển cáo buộc quấy rối tình dục hai phụ nữ và bị bắt sau khi trình diện tại Anh. Hiện thời, tuy đã được tại ngoại nhưng ông vẫn phải đấu tranh chống lại yêu cầu dẫn độ về Thụy Điển.
 
img
Julian Assange nổi tiếng không thua gì trang web bom tấn do ông sáng lập
 
3. Giải cứu thợ mỏ Chile
 
Ngày 5-8-2010, 33 thợ mỏ Chile bị mắc kẹt bên dưới khu mỏ đồng San Jose ở sa mạc Atacama. 69 ngày sống sót ở độ sâu hơn 700m đã biến họ trở thành anh hùng quốc gia và được cả thế giới ngưỡng mộ.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Chiến dịch giải cứu 33 thợ mỏ thu hút lượng phóng viên khổng lồ và được tường thuật trực tiếp từng giây vào giữa tháng 10-2010. Không chỉ được chào đón bởi vòng tay ôm siết và những giọt nước mắt nghẹn ngào của người thân, họ còn được đích thân Tổng thống Chile chúc mừng.
 
img
33 thợ mỏ Chile được đưa lên khỏi mặt đất sau 69 ngày mắc kẹt dưới lòng đất
 
Nếu có điều gì đó tiếc nuối sau sự sống sót kỳ diệu này chính là việc hàng trăm thợ mỏ trên thế giới thiệt mạng hàng năm, không có được sự may mắn như 33 thợ mỏ Chile. Điển hình là vụ sập mỏ tương tự ở New Zealand vài tháng sau đó khiến 29 người tử nạn.
 
4. Đông Bắc Á sôi sục
 
Đông Bắc Á mà nổi cộm là bán đảo Triều Tiên đã có một năm đầy biến động. Bắt đầu từ tháng 3-2010, tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc bị chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Cuộc điều tra sau đó khẳng định thủ phạm chính là ngư lôi của Triều Tiên. Kể từ đó, căng thẳng không ngừng gia tăng với các cuộc tập trận liên tiếp giữa Mỹ và Hàn Quốc, khiến Trung Quốc phải lên tiếng cảnh báo.
 
img
Trục vớt xác tàu Cheonan
 
Trong bối cảnh đó, Triều Tiên đã tổ chức Đại hội Đảng vào tháng 9-2010, mở đường cho con trai út của Chủ tịch Kim Jong-il lên kế nhiệm cha.
 
Đến tháng 11-2010, tình hình lại nóng bỏng hơn bao giờ hết khi Triều Tiên đột ngột pháo kích đảo Yoenpyoeng của Hàn Quốc, làm bốn người thiệt mạng. Từ đó đến nay, Hàn Quốc liên tiếp tập trận bắn đạn thật quy mô lớn, đáp lại Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng “thánh chiến” bằng vũ khí hạt nhân.
 
img
Kim Jong-un (bìa trái) được cho là sẽ kế nhiệm cha
 
img
Cuộc tập trận không quân - lục quân quy mô cực lớn của Hàn Quốc ngay gần biên giới liên Triều
 
Bên cạnh bán đảo Triều Tiên, khu vực Đông Bắc Á còn xảy ra va chạm giữa Trung Quốc và Nhật Bản sau vụ tàu cá Trung Quốc đụng tàu tuần tra Nhật Bản. Mối quan hệ giữa Nhật và Nga cũng “cơm không lành canh không ngọt” sau khi Tổng thống Nga Medvedev đến thăm quần đảo Kuril tranh chấp.
 
img
Chiếc tàu cá của Trung Quốc bị Nhật Bản bắt giữ
 
img
Tổng thống Nga Medvedev thăm quần đảo Kuril, gây sóng gió quan hệ Nga - Nhật
 
5. “Áo đỏ” Thái Lan và cuộc tuần hành đẫm máu
 
Trong tháng 4 và 5-2010, hàng ngàn người biểu tình chống chính phủ tại Thái Lan đã chiếm đóng một khu vực tại trung tâm thương mại ở thủ đô Bangkok.
 
Được đặt dưới sự lãnh đạo từ xa của cựu thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra, phe “áo đỏ” đòi giải tán chính phủ của đương kim thủ tướng Abhisitt Vejjajiva. 
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Họ đã “tắm máu” tòa nhà chính phủ và dinh thự của thủ tướng Abhisitt. Tình hình trở nên không kiểm soát được, những cuộc chiến đường phố giữa cảnh sát và người biểu tình đã giết chết 91 người, làm bị thương 1.800 người.
 
img
Phe "áo đỏ" tưới máu tòa nhà Chính phủ
 
Tuy sau đó, phe chính phủ đã trấn áp được cuộc biểu tình nhưng Bangkok và các vùng lân cận vẫn phải duy trì tình trạng giới nghiêm nhiều tháng liền. Đến tháng 11-2010, phe “áo đỏ” lại rục rịch tuần hành và nhiều khả năng Thái Lan sẽ tiếp tục bất ổn trong năm mới 2011.
 
Theo các nhà bình luận, thực chất đây là mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Thái – giữa thành thị và vùng nông thôn, giữa người giàu và kẻ nghèo, giữa những người trung thành với hoàng gia và những người theo chủ nghĩa dân túy.
 
img
Cuộc biểu tình đã đẩy Thái Lan vào khủng hoảng
 
6. Cuộc chiến ma túy khốc liệt tại Mexico
 
Cuộc chiến chống các băng đảng ma túy ở Mexico bước vào một khúc quanh khốc liệt trong năm 2010. Nhiều thành phố biên giới của nước này chìm sâu trong bạo lực với làn sóng chặt đầu, bắt cóc, thảm sát bùng nổ, khiến hơn 3.000 người thiệt mạng chỉ trong năm 2010.
 
img
Một cuộc thảm sát ngay tại thủ đô Mexico City của Mexico
 
img
Erika Gandara - nữ cảnh sát cuối cùng của thị trấn Guadalupe vừa bị bắt cóc
 
Trong khi đó, lực lượng bảo vệ pháp luật hoặc trốn chạy hoặc bắt tay với bọn tội phạm. Đối với những cảnh sát còn muốn bảo vệ pháp luật thì phải nhận hậu quả bi thảm, như hai nữ cảnh sát của hai thị trấn tại bang Chihuahua khét tiếng bạo lực.
 
7. Scandal gián điệp Nga tại Mỹ
 
Cuối tháng 6-2010, Mỹ đã khui ra một đường dây gián điệp Nga . Trong nhiều vỏ bọc khác nhau, hơn 10 gián điệp Nga đã định cư tại Mỹ trong thời gian dài và thu thập được nhiều thông tin quanh các lĩnh vực khoa học, tài chính… Anna Chapman là nữ điệp viên nổi tiếng nhất trong số họ nhờ vẻ ngoài quyến rũ.
 
img
Anna Chapman trở nên nổi tiếng sau khi phanh phui thân phận điệp viên
 
Trong khi thế giới lo ngại chiến trang lạnh Nga – Mỹ sẽ quay trở lại thì vấn đề lại được giải quyết nhanh chóng. Với sự thỏa thuận giữa hai bên, các điệp viên Nga được trả về nước ngay sau khi ra tòa. Đến tháng 11-2010, Nga tuyên bố đã tìm ra kẻ phản bội chỉ điểm đường dây gián điệp trên và cảnh báo sẽ trừng trị đích đáng. 
 
8. Tổng thống Ba Lan tử nạn vì rơi máy bay
 
Tháng 4-2010, máy bay chở vợ chồng Tổng thống Ba Lan Lech Kaczynski và nhiều quan chức cấp cao trong chính phủ nước này đã bị rơi tại miền tây nước Nga, khiến 96 người thiệt mạng.
 
img
 
Các cuộc điều tra do Ba Lan và Nga tiến hành sau đó đưa ra giả thuyết máy bay rơi do hội chứng “hành khách VIP”, tức là các lãnh đạo cấp cao đã buộc phi công hạ cánh trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Tuy nhiên, theo kết luận cuối cùng, nguyên nhân tai nạn là phi hành đoàn mắc phải nhiều lỗi kỹ thuật, dẫn đến máy bay mất độ cao và bị rơi.
 
9.  Châu Âu “thắt lưng buộc bụng”
 
Bị ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, nhiều nước châu Âu lâm vào cảnh nợ nần chồng chất, buộc chính phủ các nước phải thực hiện các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”.
 
Nặng nề nhất là Hy Lạp, khủng hoảng nợ công đã dẫn đến việc cắt giảm phúc lợi xã hội, làm nổ ra các cuộc biểu tình bạo loạn vào tháng 5-2010. Liên minh Châu Âu buộc phải ra tay cứu Hy Lạp bằng số tiền 150 tỉ USD.
 
img
Hy Lạp hỗn loạn vì đình công, biểu tình bạo lực
 
Theo chân Hy Lạp, nhiều thành phố và thị trấn của Pháp phải trải qua bốn tuần tê liệt vì các cuộc biểu tình chống lại dự luật tăng tuổi hưu thêm hai tuổi.
 

img
Bạn cài Flash Player để xem được Clip này.

Đến tháng 10-2010, thủ đô London (Anh) phải chống đỡ làn sóng chống đối dữ dội sau khi thông báo kế hoạch cắt giảm 128 tỉ USD ngân sách.
 
10. Chủ nghĩa khủng bố “lột xác”
 
Các hoạt động khủng bố trong năm 2010 cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức cũng như căn cứ địa khủng bố. Yemen, một trong những quốc gia nghèo nhất Trung Đông, đang trở thành “đất lành” cho tổ chức Al Qaeda. Một loạt các bưu kiện có bom gửi đến Mỹ gần đây đều có xuất phát điểm là Yemen.
 
img
Các chuyên gia bom mìn kiểm tra sứ quán Hungary ở Hy Lạp
 
Cuối năm 2010, các sứ quán trên thế giới và các địa điểm quan trọng như văn phòng làm việc của các nguyên thủ quốc gia liên tiếp lọt vào tầm ngắm của bọn khủng bố. Nghiêm trọng nhất là vụ bom thư phát nổ ở nhiều sứ quán tại Hy Lạp.
 
Điều này cho thấy cuộc chiến chống khủng bố vẫn còn rất cam go dù Mỹ tuyên bố cuộc chiến ở Iraq đã kết thúc và cuộc chiến ở Afghanistan giành được nhiều kết quả đáng khích lệ.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo