Đầu tiên là một hệ thống mang tên Illumishare, cho phép người dùng chia sẻ và tương tác với các vật thể thật và ảo từ xa trên bất kỳ bề mặt nào. Hệ thống này sử dụng một thiết bị camera và máy chiếu liên tục ghi lại hình ảnh tại một nơi và tái hiện chúng lại ở một nơi khác, hành động này diễn ra ở cả hai vị trí để cả hai nơi đều có thể tái hiện lại các vật thể xuất hiện hoặc được tương tác. Nhờ công nghệ này người dùng ở cả hai vị trí có thể chơi bài với nhau hay cùng vẽ trên một bề mặt. Microsoft cho biết các bộ phận của thiết bị này có chi phí khá rẻ nên việc đưa công nghệ này vào ứng dụng thực tế sẽ khá dễ dàng. Công nghệ này có thể ứng dụng vào nhiều ngành từ giáo dục từ xa, y tế đến game giải trí.
Một sản phẩm thử nghiệm thứ hai là một máy chiếu mang tên Holoflector. Sử dụng một màn hình LCD chiếu hình lập thể lên một tấm gương trong suốt, kết hợp với bóng của người sử dụng để tạo nên hiệu ứng thực tế ảo. Hình lập thể chiếu trên màn hình LCD là hình ảnh được ghi lại bởi camera Kinect - thiết bị thu hình ảnh ba chiều của Microsoft. Ngoài ra thiết bị này cũng sử dụng một công nghệ mang tên Sensor Fusion để theo dõi vị trí của một điện thoại smartphone, hiển thị hình lập thể dựa trên vị trí của điện thoại này.
Mẫu thử nghiệm thứ ba là một desktop thực tế ảo. Sử dụng một màn hình OLED trong suốt sản xuất bởi Samsung, thiết bị này cho phép người dùng điều khiển một desktop lập thể thông qua tương tác với camera Kinect. Người dùng cũng có thể sử dụng một keyboard bên dưới như máy tính thông thường, nhưng họ có thể điều khiển các vật thể trong môi trường desktop ảo này bằng các cử chỉ. Camera Kinect không những thu những chuyển động của tay người sử dụng, mà còn sử dụng thông tin về vị trí của mắt người sử dụng để điều chỉnh góc độ môi trường lập thể, tạo nên cảm giác về chiều sâu thật hơn từ nhiều góc độ khác nhau.
Bình luận (0)