xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Vượt khó thực hiện chương trình

VŨ TÙNG

Những ngày đầu khi đội công tác xã hội của Báo Người Lao Động bắt tay vào thực hiện Chương trình "Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển" (nay là "Tự hào cờ Tổ quốc"), chúng tôi gặp không ít khó khăn

Ý tưởng chương trình rất hay, nhưng lúc đầu chưa được mọi người biết đến nhiều, địa bàn thực hiện trải rộng khắp cả nước, nhiều sự kiện lại được tổ chức trên các đảo xa nên việc kết nối với đầu mối ở các địa phương, chuyển cờ đến tận từng điểm trao cờ là cả một vấn đề.

Vừa làm vừa rút kinh nghiệm

Vào tháng 6-2019, để tổ chức được lễ chào cờ - trao cờ đầu tiên tại địa điểm Đất Mũi, tỉnh Cà Mau (điểm mốc tọa độ cực Nam của đất nước), chỉ nội việc di chuyển bằng xe đã mất cả ngày mới đến được địa điểm làm lễ. Vừa đến nơi, quên cả mệt nhọc, chúng tôi bắt tay ngay vào việc chuẩn bị bối cảnh sân khấu, lên chương trình, kết nối với ngư dân, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Đất Mũi mời tham gia lễ chào cờ.

Đã vậy, đối tượng của chương trình là ngư dân, mà đặc trưng của nghề biển là hay đi đánh bắt ở ngoài khơi xa nên việc mời được họ đến dự lễ trao cờ đông đủ không phải là chuyện dễ. Để thực hiện trọn vẹn chương trình đầu tiên này, cả đội phải nói là mướt mồ hôi. Đây chỉ là một ví dụ cho nhiều bài toán khó đặt ra đối với những người thực hiện khi tổ chức chuỗi sự kiện. Song với quyết tâm phải thực hiện bằng được chương trình ý nghĩa này, chúng tôi vừa làm vừa rút kinh nghiệm và càng ngày những khó khăn được gỡ bỏ dần.

Những khó khăn ngày đầu thực hiện chương trình hóa ra chỉ là một phần rất nhỏ so với khối lượng công việc những năm sau khi Chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc" tăng tốc, mở rộng với các hợp phần: "Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển", "Cờ Tổ quốc biên cương", "Đường cờ Tổ quốc", "Vững tuyến đầu, chắc hậu phương". Tức là địa bàn chương trình ngày càng đa dạng, điểm đi càng nhiều và độ khó càng cao.

Với hơn 300 sự kiện trải rộng trên nhiều địa bàn của cả nước, thật khó kể hết những khó khăn, gian nan mà các thành viên Báo Người Lao Động từng trải qua khi tổ chức các sự kiện của chương trình đặc biệt này. Đã vậy, 5 năm diễn ra chương trình thì gần nửa thời gian các đội công tác xã hội của báo phải đối mặt với những khó khăn khi thực hiện những sự kiện giữa lúc đại dịch COVID-19 hoành hành, phải tính tới nhiều phương án an toàn cho người tham dự và bảo vệ chính bản thân mình. Còn ngày thường, họ phải thường xuyên di chuyển hàng trăm cây số trên nhiều địa hình rừng núi hiểm trở phức tạp. Nhiều chuyến đi trao cờ đã diễn ra trên các cung đường đèo núi cheo leo của vùng biên giới Tây Bắc hay các vùng đồi núi hiểm trở của Tây Nguyên hùng vĩ.

Song ấn tượng nhất có lẽ là các chuyến đi biển với nhiều kỷ niệm nhớ đời. Như lần tác nghiệp tại Núi Thành (tỉnh Quảng Nam) năm 2020, do thiếu kinh nghiệm khi bơi thuyền thúng, phóng viên T.T và phóng viên H.Đ đang tác nghiệp thì thúng bị lật úp, hỏng cả máy móc, thiết bị. Lại có những chuyến ra khơi mùa biển động, sóng to gió lớn. Đơn cử như chuyến đi đảo Phú Quý vào tháng 12-2020, toàn bộ thành viên trong đoàn đều say sóng, mệt lả cả người. Thế mà khi tàu vừa cập đảo, cả đội chưa kịp hồi sức đã lao vào chuyển cờ, chuyển hàng và triển khai các hoạt động tặng cờ, tặng quà đến những đơn vị bộ đội và ngư dân ở đảo.

Ngày 20-12-2023, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM và nhà báo Tô Đình Tuân - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, tặng cờ Tổ quốc và trao bảng tượng trưng 10.000 lá cờ từ Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” đến Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Thường trực phía Nam và Đại tá Phạm ĐìnhTriệu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tây NinhẢnh: TẤN THẠNH

Ngày 20-12-2023, ông Nguyễn Văn Nên - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM và nhà báo Tô Đình Tuân - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Người Lao Động, tặng cờ Tổ quốc và trao bảng tượng trưng 10.000 lá cờ từ Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” đến Thiếu tướng Nguyễn Hoài Phương, Phó Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Cơ quan Thường trực phía Nam và Đại tá Phạm ĐìnhTriệu, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Tây NinhẢnh: TẤN THẠNH

Những kỷ niệm khó quên

Với phương châm "Đến tận nơi, trao tận tay", nhiều buổi lễ trao cờ của Báo Người Lao Động đã được tổ chức trực tiếp ngay tại các bến cảng hay cảng cá của những địa phương, thường là ngay cạnh nơi các con tàu của ngư dân đang neo đậu. Thật cảm động khi chứng kiến ở nhiều nơi, ngư dân đến dự lễ vừa nhận xong những lá cờ từ chương trình liền đem đến thay cho các lá cờ đã bạc màu trên tàu của mình.

Đặc biệt, ở cảng cá Nghi Thủy (thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An) hay ở cảng cá Mỹ Tho (tỉnh Tiền Giang), sau khi nhận cờ, các ngư dân đã trân trọng treo trước mũi tàu, khởi hành vươn khơi đánh bắt hải sản. Anh Lê Văn Ngành (phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn), một chủ tàu trẻ thuộc Nghiệp đoàn Nghề cá tỉnh Bình Định, tâm sự: "Khi vươn khơi bám biển, nhìn lá cờ là như thấy hình ảnh đất nước mình". Còn chú Đặng Văn Đông, một ngư dân lớn tuổi ở TP Tuy Hòa (tỉnh Phú Yên), chia sẻ những lá cờ Tổ quốc được trao tặng tuy giá trị vật chất không lớn nhưng đây là tình cảm, sự tin yêu của người dân cả nước đối với những ngư dân đang vất vả mưu sinh.

Ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Danh dự Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” - cùng lãnh đạo và người dân TP Cần Thơ tại lễ khánh thành “Đường cờ Tổ quốc” dài 5,5 km tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ ngày 29-11-2023 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Ông Trương Hòa Bình - nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Danh dự Chương trình “Tự hào cờ Tổ quốc” - cùng lãnh đạo và người dân TP Cần Thơ tại lễ khánh thành “Đường cờ Tổ quốc” dài 5,5 km tại huyện Phong Điền, TP Cần Thơ ngày 29-11-2023 Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong cuộc đời làm báo, những người tham gia chương trình đã đến nhiều nơi, gặp gỡ nhiều người. Song theo suốt hành trình các sự kiện Chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc", chúng tôi vẫn có những trải nghiệm đầy cảm xúc khi được tham gia cùng các chiến sĩ và người dân địa phương dự lễ chào cờ ở những nơi rất đặc biệt.

Trên đất liền, đó là lễ chào cờ ở cột mốc cực Nam tại Đất Mũi (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), ở Ngã ba biên giới Đông Dương (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum), ở Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang)… những điểm mốc thiêng liêng của Tổ quốc. Ở vùng biển, đó là các lễ chào cờ tại quần đảo Trường Sa, đảo Bạch Long Vĩ (TP Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)… những tên đảo gắn liền với các chiến công trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

Ngày 2-7-2023, sau khi nhận cờ từ hợp phần “Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, đội thuyền đánh cá của ngư dân phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An khởi hành ra khơi đánh bắt cáẢnh: ĐỨC NGỌC

Ngày 2-7-2023, sau khi nhận cờ từ hợp phần “Triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”, đội thuyền đánh cá của ngư dân phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An khởi hành ra khơi đánh bắt cáẢnh: ĐỨC NGỌC

Sau chặng đường 5 năm với những thành quả tuy còn khiêm tốn nhưng cũng rất đáng ghi nhận, các thành viên "Tự hào cờ Tổ quốc" của Báo Người Lao Động tiếp tục lên đường thực hiện những sự kiện mới của chương trình đầy ý nghĩa này với một quy mô và tầm vóc mới; góp phần thiết thực khơi dậy niềm tự hào về đất nước trong trái tim mọi người, cùng chung tay góp phần bảo vệ chủ quyền bất khả xâm phạm của Tổ quốc. 

Đến nay, Chương trình "Tự hào cờ Tổ quốc" đã trao và ký kết trao 2.118.120 lá cờ Tổ quốc đến đồng bào các tỉnh, thành trên toàn quốc, vượt mốc 2 triệu lá cờ, tức là đạt hơn 200% so với chỉ tiêu đặt ra từ đầu chương trình, góp phần thiết thực vào việc bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc.

Ấm tình quân dân

Kỷ niệm đặc biệt là chuyến thăm các nhà giàn DK1 và những đảo tại vùng biển Kiên Giang, Cà Mau tháng 9 - 2022, gần như toàn bộ hành trình của tàu KN 290 đi trong thời tiết biển động vì chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4. Khi đến nhà giàn DK1/10, ca-nô của các chiến sĩ chở các thành viên trong đoàn cập vào thang bắc lên nhà giàn trong lúc sóng cao hàng mét, từng người một phải trèo lên thang khi thuyền đang dập dềnh, chỉ cần lỡ chân một bước là rơi vào nguy hiểm. Nhưng với sự giúp sức của các chiến sĩ hải quân, cả người và cờ, hàng đã được chuyển lên nhà giàn an toàn và chương trình vẫn diễn ra tốt đẹp, ấm tình quân dân.

Một khoảnh khắc xúc động khác, khi vào một ngày biển động của tháng 9-2022, các nhà báo cùng những thành viên của Đoàn công tác TP HCM đi thăm nhân dân và chiến sĩ vùng biển Tây Nam được chào cờ, hát quốc ca trên nóc nhà giàn DK1/10, điểm nhà giàn xa xôi nhất trên vùng biển Tây Nam, giáp với biên giới trên biển của nước bạn Thái Lan. Được nhìn thấy hình ảnh lá cờ bay phấp phới nơi tuyến đầu Tổ quốc, nghe âm vang tiếng hát quốc ca hào hùng do chính những chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ đất trời biên cương biển đảo hát, đó chính là những cảm xúc, niềm vui đã tiếp thêm cho các thành viên Báo Người Lao Động nhiều năng lượng để vượt qua những chặng đường dài, khó khăn khi thực hiện chương trình.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo