xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

WHO trấn an về đậu mùa khỉ

ANH THƯ

Chuyên gia của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khẳng định đậu mùa khỉ không thể gây ra tình trạng tồi tệ với những đợt phong tỏa như COVID-19

Ông Hans Kluge, Giám đốc Khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hôm 20-8 nhấn mạnh rằng nguy cơ từ bệnh đậu mùa khỉ đối với dân số thế giới nói chung là thấp. 

Mặc dù đậu mùa khỉ đã được WHO tuyên bố là Tình trạng khẩn cấp về y tế công cộng gây quan ngại quốc tế (PHEIC) vào tuần trước, nhưng ông Kluge bác bỏ việc so sánh căn bệnh này với COVID-19. 

Ông khẳng định cho dù là nhánh I (gồm 2 chủng hoành hành ở châu Phi, trong đó có nhánh Ib mới phát hiện) hoặc nhánh II (gây đợt bùng phát toàn cầu năm 2022), đậu mùa khỉ cũng không thể gây ra tình trạng tồi tệ với những đợt phong tỏa như COVID-19.

Đậu mùa khỉ không phải căn bệnh dễ lây qua đường hô hấp như COVID-19 mà chủ yếu lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương trên cơ thể người bệnh, trong đó có thông qua hoạt động tình dục. Việc phát hiện 1 ca bệnh mắc chủng mới - nhánh Ib - ở Thụy Điển vào tuần trước gây lo ngại bởi nhánh I nói chung gây bệnh nặng hơn nhánh II.

Bệnh nhân tại một trung tâm điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở tỉnh Bắc Kivu - Cộng hòa Dân chủ Congo hôm 19-8. Ảnh: REUTERS

Bệnh nhân tại một trung tâm điều trị bệnh đậu mùa khỉ ở tỉnh Bắc Kivu - Cộng hòa Dân chủ Congo hôm 19-8. Ảnh: REUTERS

Người phát ngôn của WHO Tarik Jašarević kêu gọi sự đoàn kết của châu Âu với châu Phi, đặc biệt là về vấn đề tiếp cận vắc-xin công bằng. WHO hiện khuyến cáo sử dụng 2 loại vắc-xin chống đậu mùa nhưng đồng thời có hiệu quả với đậu mùa khỉ.

 Loại đầu tiên là MVA-BN, có thể được hãng dược Bavarian Nordic (Đan Mạch) cung cấp tới 2 triệu liều trong năm nay và 10 triệu liều cho năm 2025. Loại thứ 2 là LC16 của Nhật Bản.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh châu Phi (CDC châu Phi) cho biết đã làm việc với các quốc gia đang có dịch đậu mùa khỉ về chiến lược hậu cần và truyền thông để triển khai việc tiêm chủng sau những cam kết từ Liên minh châu Âu (EU), Bavarian Nordic và chính phủ Nhật Bản.

Những liều đầu tiên có thể được tiêm tại Cộng hòa Dân chủ Congo (DRC) trong vài ngày tới. DRC đã ghi nhận 15.600 ca bệnh và 540 ca tử vong do đậu mùa khỉ kể từ đầu năm đến giờ.

Tại châu Á, theo tờ The Nation, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Thái Lan hôm 21-8 cho biết nước này đã ghi nhận trường hợp dương tính với virus đậu mùa khỉ nhánh Ib đầu tiên, là một bệnh nhân đến từ châu Phi. 

Trước đó, hôm 19-8, Philippines cũng ghi nhận ca đậu mùa khỉ đầu tiên trong năm nay. Đến ngày 21-8, Bộ trưởng Y tế Philippines Teodoro Herbosa cho biết người này nhiễm virus nhánh II gây bệnh nhẹ.

Trong bối cảnh đó, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) hôm 21-8 cho biết đã phân loại đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm phải được sàng lọc ở biên giới. Cơ quan này cũng bắt đầu thực hiện biện pháp sàng lọc đối với hành khách đến từ 8 quốc gia châu Phi (Rwanda, Burundi, Uganda, Ethiopia, Cộng hòa Trung Phi, Kenya, Cộng hòa Congo và DRC). 

Theo đó, người từ 8 quốc gia này khi nhập cảnh Hàn Quốc cần khai báo nhanh chóng nếu có các triệu chứng nghi ngờ như sốt, ớn lạnh, phát ban hoặc sưng hạch bạch huyết ở cổ. KDCA cũng đang tính đến một số biện pháp bổ sung như kiểm tra nước thải từ máy bay. 

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo