xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Chiến lược tầm xa của bóng đá Nhật

HOÀNG TÚ

Không biết bao nhiêu cuộc tranh luận xoay quanh cách đội Nhật Bản cúi đầu vào vòng 1/8 bằng trận thua 0-1 trước Ba Lan, cũng như ngẩng cao đầu sau trận thua 2-3 trước Bỉ sau đó. Trong bóng đá, thắng thua là thường tình nhưng tôi tin rằng Nhật chứ không phải nền bóng đá nào khác sẽ là ngọn cờ đầu của châu Á vươn đến đỉnh cao thế giới.

Tại sao lại như thế khi mà bóng đá Nhật luôn dừng bước ở vòng 1/8 World Cup, trong khi Hàn Quốc từng vào đến bán kết cách đây 16 năm tại World Cup 2002?

Chiến lược tầm xa của bóng đá Nhật - Ảnh 1.

Đội tuyển Nhật Bản được chào đón nồng nhiệt khi về đến sân bay quốc tế Narita chiều 5-7 Ảnh: KYODO

Về chất xám, trước đây, Nhật Bản rất ý thức chỗ đứng còn yếu kém của mình so với nhiều nước châu Á, kể cả Việt Nam (tặng cho cầu thủ Việt Nam những chiếc giày tí hon - biểu tượng nền bóng đá của mình). Nhưng khi nuôi tham vọng vươn lên, họ không chia mục tiêu ra từng giai đoạn phấn đấu, chẳng hạn bắt kịp Việt Nam rồi mới đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Iran, Úc… và thế giới. Thay vào đó, Nhật đặt một bệ phóng thật hiện đại để đưa "vệ tinh bóng đá" của mình lên tầng cao nhất của bầu trời bóng đá thế giới.

Chính từ ý tưởng này, J-League đã ra đời vào đầu thập niên 90 của thế kỷ trước. Khác với "bản nháp" vụng về ở Mỹ khi LĐBĐ nước này mời các danh thủ Pele, Cruyff, Beckenbauer… chỉ với mục tiêu khai hóa dân Mỹ thì với Nhật, họ nhập cầu thủ giỏi hàng đầu thế giới như Zico, Lineker… với mục đích rõ ràng là nâng cao chất lượng bóng đá trong nước. Nhật đã bê gần như nguyên xi các giải vô địch Ý, Anh về nước mình để đông đảo cầu thủ cùng HLV nhà tha hồ học hỏi. Mỗi mùa bóng như thế giúp cho bóng đá Nhật tiến lên theo cấp số nhân thay vì cấp số cộng như Thái Lan (không kể gì Việt Nam).

Về chiến lược, hãy xem thành phần ban huấn luyện của đội Nhật tại World Cup 2018 gồm những ai? 100% "made in… Japan"! Chính họ đã góp phần giúp bóng đá Nhật xác lập kỷ lục ở châu Á: đội có nhiều lần nhất vào đến vòng 1/8 World Cup ở các năm 2002, 2010 và 2018.

Để đạt được thành tích trên, trước khi thay Vahid Halihodzic dẫn dắt đội tuyển Nhật, HLV Akira Nishino đã là Giám đốc kỹ thuật của LĐBĐ Nhật (JFA). Trên cương vị này, ông chính là "kiến trúc sư trưởng" định hướng lối chơi để tạo nên bản sắc cho đội tuyển quốc gia.

Nên nhớ, ngoài tuyển quốc gia, các đội U20, U16 hay cả đội nữ của Nhật đều có thành tích tốt. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi nhận chức HLV trưởng đội tuyển, Nishino giữ lại trợ lý cũ của Vahid Halihodzic là Makoto Teguramori - người từng đưa U23 Nhật Bản vô địch vòng chung kết U23 châu Á 2016 và giành vé dự Olympic cùng năm.

Ngoài ra, ông Nishino còn quyết định bổ nhiệm Hajime Moriyasu - người kế nhiệm Teguramori - làm trợ lý thứ hai. Moriyasu cũng có bảng thành tích rất tuyệt khi đã giúp Sanfrecce Hiroshima hai năm liên tiếp vô địch J.League, đưa đội đứng hạng ba FIFA Club World Cup. JFA bổ nhiệm ông với mục tiêu giúp đội Olympic Nhật đạt thành tích tốt tại Olympic 2020 trên sân nhà.

Nếu tinh ý, chúng ta không chỉ nể phục thành tích bóng đá Nhật do chính người Nhật tạo dựng mà hơn hết, việc HLV trưởng Nishino chọn Moriyasu là hướng đến tương lai.

Thế hệ hôm nay giúp thế hệ tương lai trải nghiệm, tích lũy kinh nghiệm và đó là "chất xám", "chiến lược" của người Nhật! Mục tiêu của người Nhật: vô địch World Cup 2050 là giấc mơ có cơ sở để tin sẽ thành hiện thực.


Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo