Đội trưởng Jedinak ghi bàn thứ hai cho riêng mình từ chấm phạt đền (bàn đầu ở trận thua Pháp 1-2 cũng nhờ sự trợ giúp của VAR) nhưng pha lập công này cũng chỉ đem về trận hòa 1-1 cho đội Úc tối 21-6. Đan Mạch dẫn trước ngay phút thứ 7 sau cú vô-lê của Erikssen, từ một tình huống phối hợp đẹp sát rìa vòng 16,50 m.
Nhiều người cho rằng quyết định phạt đền với Đan Mạch có phần nặng tay vì tay của Poulsen không xa người và tay của anh cần giơ ra để lấy thăng bằng.
Úc không có chân sút giỏi để đánh bại thủ môn Đan Mạch K.Schmeichel ngoài quả phạt đền thành công của Jedinak Ảnh: REUTERS
Trận hòa này hẳn khiến cả hai tiếc nuối. Đan Mạch (4 điểm) bỏ lỡ cơ hội sớm giành vé, còn Úc buộc phải thắng Peru ở lượt trận cuối và hy vọng kết quả có lợi cho mình - nghĩa là không còn quyền tự quyết. Trong lúc đó, Đan Mạch ở lượt trận cuối phải gặp Pháp, đội được xem là mạnh nhất bảng C và lượt đầu đã thắng Úc 2-1.
Còn CĐV trung lập cũng có lý do để tiếc nuối khi chứng kiến nền bóng đá Úc lẫn Đan Mạch không thể sản sinh thêm tài năng để giúp lối chơi của họ hiệu quả, hấp dẫn hơn, đặc biệt ở hàng công, ngay cả khi họ đã nhập tịch một số tài năng da màu.
Với 3 bàn trong màu áo tuyển quốc gia, Jedinak trở thành chân sút... tốt thứ hai trong lịch sử bóng đá Úc ở các kỳ World Cup, sau lão tướng T.Cahill (5 bàn). Úc đã 5 trận gần nhất không biết thắng tại các cúp thế giới và 12 trận liền lọt lưới - những thống kê cho thấy họ rất khó vào vòng 2 chứ đừng nói tiến xa.
Bình luận (0)