xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

13 giờ dìm đốt hầm Thủ Thiêm

Ánh Nguyệt - Nhật Minh

Đến 20 giờ ngày 8-3, đốt hầm đầu tiên của hầm vượt sông Sài Gòn đã chạm hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2 - TPHCM một cách an toàn

Sau khi lai dắt thành công đốt hầm đầu tiên của hầm dìm Thủ Thiêm (thuộc dự án đại lộ Đông Tây TPHCM) từ bãi đúc Nhơn Trạch (Đồng Nai) về điểm dìm trong ngày 7-3, lúc 7 giờ 15 phút ngày 8-3, do “được con nước”, việc dìm đốt hầm này đã được nhà thầu Obayashi (Nhật Bản) tiến hành, sớm hơn dự kiến gần 2 giờ. Sau 30 phút bơm nước vào, đốt hầm đã mất hút dưới làn nước sông Sài Gòn.

img
Ảnh lớn: Lúc 14 giờ 30 phút, đốt hầm dìm chỉ còn cách rãnh đào hơn 1 m. Ảnh nhỏ: Trên bờ, các kỹ sư quan sát cao độ của đốt hầm bằng máy đo độ cao. Ảnh: A.NGUYỆT


Tỉ mỉ từng centimet


Quá trình đặt đốt hầm dìm không cho phép sai sót xảy ra, dù là nhỏ. Vì cần chính xác từng centimet nên các kỹ sư của nhà thầu Obayashi từ 6 giờ sáng đã phải liên tục đo đạc, điều chỉnh.

Ông Nguyễn Đỗ, kỹ sư trưởng nhà thầu Obayashi, cho biết để chắc chắn xác định đốt hầm được dìm đến độ sâu nào phải dùng hệ thống định vị toàn cầu GPS – đặt trên tháp định vị gắn trên đốt hầm - và 2 máy dùng đo cao độ đặt trên bờ.

Dựa vào kết quả từ hai phía, các kỹ sư sẽ so sánh thông số, nếu trùng khớp mới tiến hành kéo đốt hầm tới gần hầm dẫn.

img


img

Mở cửa lúc 23 giờ


Sau khi đốt hầm dìm và hầm dẫn chạm nhau vào lúc 20 giờ, các kỹ sư và chuyên gia sẽ tiếp tục công việc kết nối đốt hầm dìm và hầm dẫn, sau đó bơm hút nước ra ngoài để tạo lực hút chân không làm cho hầm dìm ép chặt vào hầm dẫn. Theo tiến độ dự kiến, đến 23 giờ ngày 8-3 sẽ hoàn tất quá trình dìm và kết nối đốt hầm bằng việc mở cánh cửa trên tấm sắt bịt ở đầu hầm dẫn để thông hai bên. Kỹ sư Nguyễn Đỗ cho biết quá trình dìm hầm diễn ra an toàn, chỉ mất khá nhiều thời gian cân chỉnh.


Dự kiến hôm nay (9-3), nhà thầu Obayashi sẽ kiểm tra lại toàn bộ công việc để ngày 10-3 tổ chức lễ nối kết thông đốt hầm số 1 với đường dẫn phía Thủ Thiêm._N.Minh

Ngoài máy móc, còn có 8 người nhái luôn túc trực. Nhiệm vụ của họ là lặn xuống kiểm tra tổng quát đốt hầm và ron cao su kết nối.

Sau khi thị sát dưới lòng sông, thợ lặn leo lên bờ báo cáo tình hình cho các kỹ sư. Tốp người nhái sau lại vào tư thế chuẩn bị. Không khó để tìm vị trí của họ. Người nhái lặn đến đâu mặt sông nổi bọt ùn ùn đến đó, tựa như mặt nước đang sôi.


14 giờ 30 phút, tháp định vị cao 26 m đã chìm hơn phân nửa, đốt hầm chỉ còn cách đáy rãnh đào hơn 1 m. Trên bờ và trên tháp định vị, lúc nào cũng có hơn 50 kỹ sư, chuyên gia túc trực.

Chỉ vài người nép được vào bóng mát nhỏ xíu của hai chiếc dù che, các kỹ sư còn lại đều nheo mắt “hứng” nắng oi bức. Tất cả kỹ sư Việt Nam của nhà thầu Obayashi, do lần đầu tiên tham gia làm hầm dìm nên ai cũng xem đây là cơ hội quý báu để học hỏi.
 
Anh Nguyễn Ngọc Huyên, kỹ sư nhà thầu Obayashi, cho biết lúc kéo đốt hầm về thành công, niềm hân hoan cứ bừng dậy trong lòng, cảm giác như được hưởng “quả ngọt” sau những tháng ngày lăn lộn ở công trường.

Còn anh Phan Thế Vũ, kỹ sư của Obayashi túc trực ở bãi đúc, bày tỏ: “Đã bao nhiêu lâu chờ đợi sự kiện này, ai mà không mừng vui!”.


Dìm và ráp nối


Sau 13 giờ làm việc cật lực, đến 20 giờ cùng ngày, đốt hầm dìm đã chạm hầm dẫn phía Thủ Thiêm, quận 2 một cách an toàn. Ông Nguyễn Đỗ cho biết đốt hầm không nằm hẳn xuống đáy rãnh đào mà một đầu được gối tạm lên các ống cống lắp ngang, tạo khoảng trống 1 m bên dưới đốt hầm để bơm cát vào ổn định nền hầm.

Hai bên thành hầm cũng sẽ được lèn chặt bằng cát. Rãnh được đào bằng tàu chuyên dụng của Nhật Bản cách nay 9 tháng với tổng khối lượng bùn đất được múc lên là 430.000 m3.


Sau khi xác định đốt hầm và hầm dẫn đã ở cùng cao độ, các kỹ sư sẽ cho cả hai “xáp lá cà”. Lúc này, đầu hầm dẫn lẫn hầm dìm đều bị bịt kín, khi cho áp sát, ron cao su (dày khoảng 30 – 40 cm) quanh miệng hầm dẫn và 3 khóa chống trượt sẽ “khóa” đốt hầm dìm lại. Chính giữa là một khoang trống nhỏ chứa đầy nước. Lúc đó, hệ thống bơm đặt phía trong hầm dẫn sẽ bơm hút nước trong khoang này ra ngoài, tạo ra lực hút chân không ép chặt hầm dìm vào hầm dẫn.

Sau này ron cao su sẽ được tháo ra, thay bằng bê tông cốt thép để có thể “sống thọ” trong môi trường nước suốt 100 năm.

 

Làm sao để hầm không nổi lên ?

Sở dĩ đốt hầm không bị nổi lên do có 16 bồn nước đặt trong hầm, các khu vực khác trong hầm vẫn khô ráo để các công nhân và kỹ sư chui vào kiểm tra bằng cầu thang dựng đứng dài 10 m.

Ông Nguyễn Đỗ, kỹ sư trưởng nhà thầu Obayashi, khẳng định nước trong bồn chứa chỉ được tháo ra khi nào đủ điều kiện bảo đảm hầm không bị nổi lên.

Song song với quá trình rút nước, nhà thầu sẽ bơm bê tông vào để làm sàn hầm, cũng là cách tăng hệ số an toàn cho hầm. Lúc này đốt hầm đã được chôn chặt bằng cát và đá.
 

A.Nguyệt

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo