icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Cần cơ chế đặc thù cho thủ đô

Nguyễn Quyết

Dự án Luật Thủ đô cho phép tăng mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong 6 lĩnh vực: văn hóa, đất đai, môi trường, xây dựng, GTVT và cư trú

Trong dự án Luật Thủ đô trình kỳ họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) xem xét, cho ý kiến chiều 15-9, Chính phủ đề xuất hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù nhằm phát triển mạnh mẽ, toàn diện thủ đô Hà Nội trong những năm tới.
 
img
Ban hành Luật Thủ đô, việc bảo tồn các khu phố cổ trước cơn lốc đô thị hóa sẽ hiệu quả hơn. Ảnh: THẾ DŨNG
 
Cơ chế xử phạt, thu phí riêng
 
Theo tờ trình của Chính phủ, dự án Luật Thủ đô nêu ra đến 20 chính sách, cơ chế đặc thù phục vụ cho việc xây dựng, phát triển và quản lý thủ đô trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, quản lý đô thị và xây dựng chính quyền. Trong đó, có nhiều quy định được dư luận rất chú ý trong thời gian qua.
 
Dự luật đề nghị không xây dựng các KCN, cơ sở sản xuất công nghiệp, một số trường học, bệnh viện, không mở rộng diện tích, quy mô giường bệnh của các bệnh viện Trung ương hiện có ở nội thành.
 
Về quản lý dân cư, dự luật quy định giao Chính phủ ban hành quy định về điều kiện cư trú ở nội thành phù hợp với quy mô, mật độ, cơ cấu dân cư hợp lý theo quy hoạch chung của thủ đô.
 
Đặc biệt, liên quan tới quản lý giao thông, dự luật đề nghị giao HĐND TP Hà Nội ban hành quy định về thu phí lưu thông một số phương tiện giao thông (dự kiến là xe máy và ô tô) ở nội thành. 
 
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính -Ngân sách của QH Phùng Quốc Hiển cho rằng mức phạt hành chính và thu phí tăng cao là một cơ chế đặc thù quan trọng. “Phạt hành chính nặng để giảm bớt phải xử lý hình sự, buộc đối tượng vi phạm phải chấp hành quy định tốt hơn” - ông Hiển bày tỏ quan điểm.
 
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Hà Văn Hiền lại cho rằng: “Không nên tiếp cận vấn đề theo kiểu không quản lý được thì cấm, phạt nặng. Còn nhiều yếu tố khác dẫn tới những yếu kém về giao thông, đô thị mà Hà Nội đang phải đối mặt...”.
 
Quản lý bằng quy hoạch
 
Góp ý kiến vào dự án Luật Thủ đô, các ủy viên Ủy ban Thường vụ QH đều nhất trí với việc cần có Luật Thủ đô với những cơ chế, chính sách đặc thù rất riêng cho Hà Nội. Chưa hài lòng với dự thảo lần này, nhiều ý kiến cho rằng một số quy định còn chung chung, áp dụng cho địa phương nào cũng được, chưa có gì là “đặc thù”. Cùng với đó, việc áp dụng cơ chế đặc thù nên có thời hạn cụ thể chứ không nên kéo dài vô tận.
 
Ông Phùng Quốc Hiển góp ý chỉ nên giữ lại những vấn đề thực sự là đặc thù, còn bỏ bớt để tránh rườm rà. “Nhiều quy định đọc lên thấy áp dụng cho Hà Nội cũng được, Hà Giang cũng thế thì không nên có” - ông Hiển nói.  
 
Thẩm tra dự án luật này, Ủy ban Pháp luật của QH đưa ra nhiều ý kiến không đồng thuận với một số cơ chế, chính sách đặc thù trên, nhất là các quy định liên quan tới quản lý dân cư, chính sách tài chính, tăng phí và mức xử phạt...
 
“Cơ sở để quy định mức xử phạt vi phạm hành chính cao không quá 5 lần so với mức chung của cả nước là chưa rõ ràng. Tương tự, hạn chế di dân bằng biện pháp hành chính đã được chứng minh là không hiệu quả, nên quản lý bằng quy hoạch, tức là giải pháp kinh tế - xã hội...” - Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Nguyễn Văn Thuận nhìn nhận.
 

Phải trung thực trong tố cáo

 
Báo cáo thẩm tra dự án Luật Tố cáo tại phiên họp thứ 34 của Ủy ban Thường vụ QH sáng 15-9, Ủy ban Pháp luật của QH tán thành với quy định tại khoản 2 điều 23 của dự thảo luật: “Người tố cáo phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình; trình bày trung thực nội dung tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được”.
 
Đa số thành viên ủy ban cho rằng tố cáo không chỉ là quyền lợi mà còn là trách nhiệm của công dân đối với xã hội, với Nhà nước và quy định như trên cũng góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện quyền tố cáo.
 
Ông Trần Đức Lượng, Phó Tổng Thanh tra kiêm Cục trưởng Cục Chống tham nhũng, cho rằng khi cơ quan Nhà nước nhận được thông tin thì bất kể có danh hay nặc danh, đều phải xử lý thông tin, còn giải quyết theo trình tự thủ tục thì dự án không quy định.
 
Ông KSor Phước, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của QH, đặt tình huống, người tố cáo không xưng danh nhưng bằng chứng tố cáo lại rõ ràng, nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì nên thêm phần chuyển sang cho cơ quan điều tra.
 
Về việc bảo vệ người tố cáo, các thành viên cho rằng cần quy định chi tiết về việc bảo vệ người tố cáo. Đồng thời cũng cần nghiên cứu để đề ra những quy định, cơ chế, biện pháp bảo vệ cả những người bị tố cáo, bảo đảm khôi phục danh dự, quyền và lợi ích của họ trong trường hợp bị tố cáo sai.
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo