xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Dời trung tâm hành chính quốc gia: Cần cẩn trọng

Nguyễn Quyết

Nhiều nhà khoa học không đồng tình với ý tưởng dời trung tâm hành chính quốc gia về Ba Vì - Hà Nội

Các nhà khoa học hàng đầu VN đã phản biện, góp ý bản “Quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” tại hội thảo do Liên hiệp Các Hội khoa học - kỹ thuật VN tổ chức ngày 22-4, ở Hà Nội. Bản quy hoạch do liên doanh tư vấn quốc tế PPJ, Viện Kiến trúc quy hoạch đô thị - nông thôn và Viện Quy hoạch Hà Nội hoàn tất vào tháng 4-2010.

Trong đó, vấn đề được dư luận quan tâm là việc đặt trung tâm hành chính quốc gia (TTHCQG) ở Ba Vì - Hà Nội.

img
Người dân Hà Nội xem triển lãm quy hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh: Thế Kha


GS-TS Nguyễn Mại, nguyên phó chủ tịch UBND TP Hà Nội, cho rằng không nên dời TTHCQG lên Ba Vì hoặc phía Bắc đô thị Hòa Lạc, dù sau năm 2030. Theo quy hoạch trước đây, quận Ba Đình và Tây Hồ, vùng đất “địa linh” mà tổ tiên ta lựa chọn làm kinh đô, là TTHCQG.

Theo GS-TS Mại, tại đây đang xây dựng trụ sở và nhà làm việc của Quốc hội hoành tráng. Hàng chục bộ cũng đang xây dựng trụ sở mới ở Nhân Chính, Mỹ Đình, Từ Liêm. Khu ngoại giao đoàn đã được quy hoạch và bắt đầu có trụ sở mới của sứ quán nước ngoài. TP giao lưu quốc tế đang hình thành. Khu trung tâm tài chính quy mô khá lớn với ý đồ trở thành trung tâm tài chính khu vực cũng đã được quyết định.

“So với Ba Vì, nơi các tác giả quy hoạch này cho là “vị trí thích hợp hơn nhờ có khả năng tiếp cận dễ dàng với các tuyến đường giao thông công cộng và sự kết nối với quốc lộ rất thuận lợi”, Ba Đình còn ưu thế hơn nhiều” - ông Mại nhận xét.


TS Phạm Sỹ Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu đô thị - Phát triển hạ tầng, Phó Chủ tịch Tổng Hội Xây dựng VN, khẳng định: “Đưa TTHCQG về Ba Vì sẽ càng làm xa dân mà thôi!”.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng các tác giả lựa chọn “trục tâm linh” Thăng Long (Ba Vì - Ba Đình - Đài Độc Lập) là chưa hợp lý. GS sử học Phan Huy Lê đánh giá ý tưởng xây dựng “trục tâm linh” là không cần thiết và không có căn cứ khoa học.

Theo ông, xây dựng trục giao thông hiện đại này, chỉ xét về cảnh quan đô thị đã làm mất đi, hay ít nhất cũng xâm hại đến cảnh quan thiên nhiên và không gian thiêng liêng của Ba Vì và Ba Đình.


Theo nhiều đại biểu tại hội thảo, việc dời TTHCQG là sự kiện trọng đại của đất nước, cần cẩn trọng khi quyết định để “yên dân” như ông cha ta đã dạy. Ngoài ra, nhiều ý kiến cũng cho rằng không nên chỉ tập trung phát triển mở rộng mà xem nhẹ chính sách phát triển đô thị, lâm vào cảnh “tham bát bỏ mâm”.


Theo GS-TS Nguyễn Mại, Hà Nội hiện có đến 30 khu đô thị đang xây dựng dở dang, trong đó có những “ốc đảo” thiếu trường học, nhà trẻ, bệnh viện, được nối với trung tâm TP và khu đô thị khác bằng những con đường chật hẹp.

Bốn quận nội thành chưa được chỉnh trang, nhiều nơi nhếch nhác. Do vậy, trong bản quy hoạch này cần có cấu phần, ưu tiên thực hiện việc hoàn chỉnh cải tạo khu nội thành với mục tiêu trở thành đô thị hiện đại hoàn chỉnh.

Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo