xem thêm
An Giang
Bình Dương
Bình Phước
Bình Thuận
Bình Định
Bạc Liêu
icon 24h qua
Đăng nhập
icon Đăng ký gói bạn đọc VIP

Đường cao tốc sẽ “ế”

Tô Hà- Ánh Nguyệt

Đó là nhận định của không ít chuyên gia, nhà xe và tài xế nếu đường cao tốc TPHCM- Trung Lương thu phí theo mức đang đề xuất

Đề xuất thu phí 1.000 đồng/km trên tuyến đường cao tốc TPHCM – Trung Lương từ ngày 30-4-2011 đang được dư luận quan tâm.
 
img
Với mức thu phí 1.000 đồng/km, nhiều tài xế cho rằng họ sẽ chọn Quốc lộ 1A thay cho đường cao tốc. Ảnh: Minh  Sơn
 
BEDC: Không cao
 
Trao đổi với phóng viên Báo NLĐ chiều 7-1, ông Phan Hồng Quang, Tổng Giám đốc Công ty CP Phát triển Đường cao tốc BIDV (BEDC), cho biết đường cao tốc TPHCM – Trung Lương sẽ được áp dụng hình thức thu phí kín. Theo đó, xe được hệ thống thu phí đánh dấu khi vào đường cao tốc, đến khi xe ra khỏi đường cao tốc, tiền phí sẽ được tự động tính theo số km thực tế đã chạy. Nếu xe vào ở cửa Chợ Đệm, ra khỏi đường cao tốc ở Trung Lương phải trả phí 40.000 đồng, ra ở cửa Bến Lức phải trả 18.000 đồng, ra ở cửa Tân An trả phí 25.000 đồng. Đây là hình thức thu phí phổ biến tại nhiều đường cao tốc trên thế giới.
 

Theo ông Quang, đây là dự án đường cao tốc đầu tiên ở VN thực hiện thu phí và mức thu 1.000 đồng/km, mới chỉ bằng một nửa so với mức tính đủ chi phí cho nhà đầu tư. Nếu tính đủ, mức thu phải là 2.000 đồng/km. Tổng đầu tư dự án đường cao tốc TPHCM – Trung Lương là hơn 10.000 tỉ đồng. Nếu thu phí

1.000 đồng/km, dự kiến thời gian thu hồi vốn là khoảng 36-38 năm. Các dự án đường cao tốc trong tương lai như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai cũng sẽ áp dụng mức thu này và thời gian hoàn vốn có thể kéo dài đến 50 năm. Theo tính toán của BEDC, mức thu này không cao vì đi từ Chợ Đệm đến Tiền Giang chỉ mất 30 phút so với đi đường cũ là 2 giờ. Như vậy, người tham gia giao thông sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí xăng dầu, chưa kể đến độ bền của động cơ.
 
Theo Vụ Chính sách thuế - Bộ Tài chính, đề án này đã được Bộ Tài chính thẩm định trình Chính phủ phê duyệt từ cuối năm trước. Đây là đường cao tốc đầu tiên được thu phí nên không thực hiện theo Thông tư 09/2004 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu nộp, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ mà thực hiện theo văn bản riêng của Thủ tướng Chính phủ.
 
Nên có phương án phù hợp hơn
 
Ông Vũ Phạm Chánh, ủy viên Hội đồng Khoa học Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường VN, đánh giá nếu so với biểu phí đường bộ hiện hành của Bộ Tài chính thì mức phí như đề xuất của BEDC có sự chênh lệch cao. Nhưng biểu phí hiện hành không áp dụng cho đường cao tốc. Lưu thông trên đường cao tốc rất được lợi về mặt thời gian, từ đó tính ra lợi ích về kinh tế nên có thể thấy mức thu phí như đề xuất của BEDC không phải là đắt, nhất là trong tình trạng hệ thống đường cũ chất lượng có hạn, lưu lượng xe quá cao.
 
Tuy nhiên, PGS-TS Phạm Xuân Mai, Trưởng Khoa Kỹ thuật giao thông Trường Đại học Bách khoa TPHCM, phân tích và dự báo: “Làm đường cao tốc dĩ nhiên phải thu phí nhưng mức phí 1.000 đồng/km thì cao quá. Với mức giá này, cánh tài xế sẽ chọn đi Quốc lộ 1A để khỏi phải đóng phí, chỉ có những ai cần rút ngắn thời gian mới chọn đường cao tốc. Như vậy, nguy cơ kẹt xe trên Quốc lộ 1A là rất cao. Vả lại, chất lượng đường cao tốc TPHCM-Trung Lương cũng không cao nên việc thu phí với mức đó là bất hợp lý. Các nước trên thế giới thu phí theo mặt bằng chung của họ, dĩ nhiên mức giá không cao như đường cao tốc TPHCM-Trung Lương đâu”.
 
Còn ông Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Xây dựng TPHCM, cho rằng: “Tôi thấy thu phí với mức giá 1.000 đồng/km là quá cao. Đơn vị thu phí có thể tính toán để kéo dài thời gian thu phí hoặc có phương án nào đó hợp lý hơn chứ không thể nói tiền vốn xây dựng đường cao rồi được phép thu phí cao. Với mức giá này, chắc chắn tài xế sẽ chọn Quốc lộ 1A thay vì đi đường cao tốc. Nguy cơ đường cao tốc bị “ế” vì mức phí này là chắc chắn”.
 
Quay lại Quốc lộ 1A
 
Nhiều nhà xe và tài xế cho biết nếu thu phí với mức thu đề xuất đối với xe dưới 12 chỗ ngồi là 1.000 đồng/km (khoảng 60.000 đồng/xe) cho một lượt đi thì nhà xe sẽ bỏ đường cao tốc và quay lại đi trên Quốc lộ 1A.
 
Anh Nguyễn Sơn Tùng ngụ xã Long An, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, chủ một xe tải 2,5 tấn, cho biết trung bình mỗi ngày, xe anh chở thuê hàng đông lạnh từ Tiền Giang về An Lạc (TPHCM) với giá cước là 650.000 đồng. Trong đó, nếu không tính hao mòn phương tiện, chi phí nhiên liệu khoảng 250.000 đồng, tiền thuê tài xế 120.000 đồng, như vậy, tiền lãi chỉ còn 280.000 đồng.
 
Nếu đường cao tốc thu phí cho hai lần (đi và về) là 120.000 đồng thì anh chỉ còn lãi 160.000 đồng, thiệt đáng kể. Đó là chưa kể, nếu chẳng may, xe nổ lốp trên đường cao tốc thì phải tốn thêm vài trăm ngàn đồng, cầm chắc phần lỗ. Anh Tùng còn phân tích thêm nếu đầu tư hơn 400 triệu đồng để mua xe tải như anh mà chỉ lãi có 160.000 đồng/chuyến thì không ai dại gì đầu tư kinh doanh vận tải. Còn nếu tăng cước phí thì khách hàng không chấp nhận. Vả lại, hàng hóa mà anh Tùng chở thuê không lệ thuộc vào thời gian giao hàng nên không cần phải đi vào đường cao tốc để tăng chi phí. 
 
Anh Nguyễn Minh Tài, chủ một dịch vụ cho thuê xe du lịch ở xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang,  cũng cho biết hiện nay, giá cho thuê một ô tô 4 chỗ ngồi đi từ Chợ Gạo đến TPHCM chỉ có 500.000 đồng/ngày.
 
Trước đây, khi xăng dầu tăng giá, anh chỉ tăng cước cho thuê lên thêm 50.000 đồng là khách đã “kêu”. Còn nay, nếu tăng cước phí lên đến 120.000 đồng thì chắc chắn sẽ không có khách thuê xe. Vì vậy, để cạnh tranh, buộc lòng giới cho thuê xe phải quay về Quốc lộ 1A thôi. 
 
M. Sơn
Lên đầu Top

Bạn cần đăng nhập để thực hiện chức năng này!

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.

Thanh toán mua bài thành công

Chọn 1 trong 2 hình thức sau để tặng bạn bè của bạn

  • Tặng bằng link
  • Tặng bạn đọc thành viên
Gia hạn tài khoản bạn đọc VIP

Chọn phương thức thanh toán

Tài khoản bạn đọc VIP sẽ được gia hạn từ  tới

    Chọn phương thức thanh toán

    Chọn một trong số các hình thức sau

    Tôi đồng ý với điều khoản sử dụng và chính sách thanh toán của nld.com.vn

    Thông báo